Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) vừa công bố, sản lượng thép thô của 64 quốc gia trong tháng 9/2022 ở mức 151,7 triệu tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô toàn cầu đạt gần 1.405,2 triệu tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ.
Sản lượng thép toàn cầu tháng 9/2022 bật tăng trở lại sau 13 tháng
Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi lạm phát dai dẳng, thắt chặt tiền tệ của Mỹ, sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc và hậu quả của việc xung đột Nga-Ukraine. Mặc khác, giá năng lượng cao, lãi suất tăng và nhu cầu giảm đã dẫn đến hoạt động của các ngành sử dụng thép chậm lại.
Số liệu của World Steel cho thấy, hầu hết các khu vực sản xuất thép lớn trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về sản lượng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vẫn có một số khu vực lớn như Châu Á, Trung Đông ghi nhận sản lượng tăng mạnh.
Cụ thể, sản lượng thép trong tháng 9 của ở châu Á đạt 113 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau 9 tháng, khu vực này sản xuất được 1.038 triệu tấn, giảm 2,9% so với cùng kỳ.
Hầu hết các khu vực sản xuất thép lớn trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về sản lượng
Khu vực EU (27) đã sản xuất 10,7 triệu tấn thép thô trong giai đoạn này, giảm 16,7%. Tính chung 9 tháng đầu năm, khu vực này sản xuất được 105,8 triệu tấn, giảm 8,2%.
Trong khi đó, Nga và các nước trong khu vực CIS đạt 6,7 triệu tấn, giảm tới 22%. Lượng thép trong giai đoạn 9 tháng đạt 65,8 triệu tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tại khu vực Bắc Mỹ, trong tháng 9, sản lượng thép thô đạt 9,1 triệu tấn, giảm 7,6%. Trong khi đó, sản lượng thép thô ở Nam Mỹ trong trong tháng này đạt 3,5 triệu tấn, giảm 9,6% so với cùng tháng năm trước.
Các nước Trung Đông có sự tăng trưởng về sản lượng với 3,8 triệu tấn, tăng 15,4%. Tính chung 9 tháng, sản lượng thép ở mức 32,3 triệu tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thép Trung Quốc tăng 2 tháng liên tiếp
World Steel cho biết, sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 9 đạt 87 triệu tấn, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thép Trung Quốc tăng 2 tháng liên tiếp
Theo đó, với việc đầu tư cơ sở hạ tầng đang phục hồi nhờ các biện pháp của Chính phủ nước này được kỳ vọng sẽ giúp nhu cầu thép đi lên vào cuối năm 2022.
Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 781 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Cùng xu hướng tăng trưởng về sản lượng còn có Ấn Độ với 9,9 triệu tấn trong tháng 9, tăng 1,8%. Iran ước tính đã sản xuất 2,7 triệu tấn, tăng tới 26,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, Nhật Bản sản xuất 7,1 triệu tấn, giảm 12,3%; Mỹ sản xuất được 6,6 triệu tấn, giảm 7,5%; Nga ước tính đã sản xuất 5,7 triệu tấn, giảm 6,8%. Hàn Quốc sản xuất 4,6 triệu tấn, giảm 15,4%; Đức sản xuất 2,8 triệu tấn, giảm 15,4%; Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất 2,7 triệu tấn, giảm 19,4%; Brazil sản xuất 2,7 triệu tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường thép trong nước hồi phục
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép thành phẩm của cả nước trong tháng 9/2022 đạt 2,4 triệu tấn, tăng 23,4% so với tháng 8 và tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021.
Trong khi đó, tiêu thụ thép các loại sau khi ghi nhận bật tăng trong tháng 8, thì đến tháng 9, bán hàng thép các loại quay đầu giảm, chỉ đạt gần 2 triệu tấn, giảm 7,2 % so với tháng trước và giảm gần 10% so với cùng kỳ.
Sau 9 tháng, Việt Nam đã sản xuất được 20,8 triệu tấn thép thành phẩm, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 19,3 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng kênh xuất khẩu đóng góp gần 4,6 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Liệu lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ có làm giảm nhu cầu thép năm 2023?
Worldsteel cho rằng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ và căng thẳng Nga - Ukraine sẽ làm lu mờ triển vọng ngành thép năm 2023. Theo đó, nhu cầu thép toàn cầu chỉ nhích 1% vào năm 2023 lên 1,81 tỷ tấn.








-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam sau tuyên bố nhường sân chơi thép xây dựng cho doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp này cho biết thời gian tới sẽ tăng mạnh tỷ trọng thép chất lượng cao như thép làm tanh lốp, bố lốp ô tô, thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác; thép phục vụ cho các ngành...
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc....
-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán....