Thị trường nhà ở cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Nó đã khiến Úc trở thành một trong những quốc gia gánh chịu nợ từ các hộ gia đình lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các ngân hàng và các nhà đầu tư cũng chịu áp lực không nhỏ từ các khoản vay thế chấp.
“Úc đã phải đối mặt với nỗi ám ảnh đến từ các tài sản dân cư và thị trường nhà ở trong thời gian dài”, giáo sư Richard Holden đến từ Đại học New South Wales cho biết. “Tôi khá lo lắng khi có nhiều người sở hữu sỡ hữu các loại hình tài sản này”.
Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, một trong những ngân hàng lớn nhất tại Úc, cho biết nước này có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái trong năm nay. Giá nhà nhiều khả năng sẽ giảm 11%, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, các chuyên gia ước tính rằng giá nhà có thể giảm tới 32%.
Đây rõ ràng là điều hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thời điểm giá nhà ở tại Úc ghi nhận mức tăng liên tiếp trong vòng hai thập kỷ.
Các giải pháp để tránh khủng hoảng
Để giúp đất nước tránh cuộc khủng hoảng, các ngân hàng đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ, với khoảng gần 430.000 người được hoãn trả các khoản vay trong vòng 6 tháng.
Tổng cộng, các ngân hàng đã cho phép cả các cá nhân và doanh nghiệp được hoãn trả khoản vay lên tới 211 tỉ đô la Úc. Bên cạnh đó, hơn 6 triệu công nhân đang nhận trợ cấp lương từ chính phủ.
Ngoài ra, việc chỉ có một số lượng nhỏ nhà ở được đăng bán trên thị trường trong thời điểm hiện tại cũng sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh của người mua. Một yếu tố khác cũng có thể giúp thị trường bất động sản tại Úc tránh được khủng hoảng đó là tỷ lệ lãi suất của các khoản vay thế chấp đang ở mức thấp kỷ lục.
“Các ngân hàng có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này bằng cách mở rộng sang thị trường nhà đất. Kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là việc giá nhà ở sẽ giảm dần khi nhiều khách hàng đang đối mặt với những khó khăn về tài chính”, ông Tamar Hamlyn, đồng sáng lập của Công ty Ardea Investment Management cho biết.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Ngay cả khi nền kinh tế Úc mở cửa trở lại sau đại dịch, hậu quả vẫn có thể được nhìn thấy trong nhiều năm. Ngân hàng trung ương dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt đỉnh 10% trong quý 2/2020, sau đó giảm dần xuống mức 9% vào cuối năm nay và giữ trên 6,5% trong hai năm tới.
Trong khi các ngân hàng đã hỗ trợ cho những người vay cũ, họ đang thắt chặt các quy định với những khách hàng vay mới bằng cách đánh giá dựa trên nhiều yếu tố.
Redom Syed, người sáng lập Công ty Confidence Finance, cho biết: “Các ngân hàng đang tỏ ra tương đối thận trọng. Họ sẽ không cho vay nếu như các yếu tố được họ đánh giá không phù hợp”.
Việc đóng cửa biên giới và hạn chế nhập cảnh với những người đến từ các quốc gia khác nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona cũng khiến thị trường nhà ở tại Úc gặp nhiều biến động.
Trong vòng hai năm qua, đã có hơn 470.000 người đến Úc và định cư, biến quốc gia này thành một trong những nơi có nhiều người nước ngoài mua nhà nhất thế giới.
Hiện tại, chính phủ Úc dự đoán lượng người nước ngoài đến định cư sẽ giảm 85% trong năm 2020, phần lớn trong số đó là các sinh viên nước ngoài, những người trở về nhà để tránh đại dịch Covid-19.
“Một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường nhà đất chính là sự di cư. Chúng tôi nhận thấy số lượng lớn các căn hộ cho thuê và các khu vực nhà ở với sinh viên nước ngoài bị bỏ trống”, Paul Bloxham, chuyên gia kinh tế tại HSBC Holdings, phát biểu.
Nhiều chủ đầu tư và chủ các căn hộ cho thuê cũng đang đối mặt với một tương lai bất định. Không giống như ở Mỹ và châu Âu, nơi các công ty lớn sở hữu hàng ngàn căn hộ, thị trường cho thuê tại Úc có nhiều đặc điểm khác biệt. Điều đó khiến các chủ đầu tư và chủ nhà rơi vào tình thế bấp bênh nếu người thuê không thể trả tiền thuê nhà. Ngoài ra, chính phủ không có chính sách hỗ trợ cho các chủ nhà và buộc họ cùng với nhiều người thuê nhà phải có những thương lượng riêng.
Thị trường cho thuê tại Sydney
Louis Christopher, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn và nghiên cứu SQM, cho biết nhiều chỗ ở ngắn hạn hiện đang được quảng cáo cho thuê dài hạn.
Giá thuê nhà tại Sydney đã giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước và có thể sẽ còn giảm tiếp trong thời gian tới. “Đó sẽ là tin tốt với những người thuê nhà, nhưng sẽ là tin xấu với những người cho thuê”, ông nói.
Với tỷ lệ nợ trên thu nhập hộ gia đình là 187%, Úc trở thành một trong những quốc gia mắc nợ nhiều nhất ở nhóm các nước phát triển. “Nếu không có những kế hoạch để phục hồi nền kinh tế, nhiều khả năng Úc sẽ chìm trong nợ nần”, Sarah Hunter, chuyên gia kinh tế tại BIS Oxford Economics cho biết.
-
Bất động sản tại Úc và Singapore đã tăng trưởng mạnh
CafeLand - Theo JLL, thị trường bất động sản tại khu vực châu Á đã ghi nhận hơn 34 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp trong quý đầu tiên của năm 2021, giảm chưa đến 1% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Công ty Trung Quốc thuê đảo Australia 99 năm, không cho dân bản địa về nhà
Nhà phát triển Trung Quốc được cho là ngăn cản người dân đảo Keswick, Australia quay về nhà sau khi công ty này có hợp đồng thuê đất 99 năm ở đây.
-
Các văn phòng có xu hướng dịch chuyển khỏi trung tâm đô thị
CafeLand - Cùng với hàng loạt người tìm cách rời khỏi các trung tâm đô thị do khủng hoảng từ đại dịch ở Úc, các nhà đầu tư bất động sản thương mại đang tìm kiếm cơ hội ở các vùng ngoại ô sau các đợt phong tỏa rộng rãi và trào lưu làm việc tại nhà....