Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, UBND thành phố Đà Lạt cũng đang đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.
Đây là hai quy hoạch quan trọng, tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Thị trường nhà đất Đà Lạt phát triển ra sao trong giai đoạn 2015 - 2023?
Thị trường bất động sản đi qua giai đoạn sôi động và trầm lắng ra sao?
UBND thành phố Đà Lạt vừa báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Trong báo cáo, UBND thành phố Đà Lạt cho biết, sự phát triển của thị trường bất động sản tạo ra động lực tăng trưởng cho các ngành, nghề liên quan như thị trường tài chính, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động..., đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và phát triển đô thị, du lịch.
Theo UBND thành phố Đà Lạt, thu ngân sách của lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 20% tổng thu ngân sách. Cơ cấu kinh tế về công nghiệp xây dựng cũng chiếm khoảng 18%, đứng thứ 2 sau du lịch - dịch vụ.
Đà Lạt là thành phố du lịch, có mật độ dân số cao. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 cho đến nay, thị trường bất động sản trên địa bàn phát triển nhiều, tạo ảnh hưởng nhất định đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, an sinh xã hội, việc làm.
UBND thành phố Đà Lạt cho biết thêm, các giao dịch bất động sản trên địa bàn chủ yếu là các giao dịch nhỏ, mua bán giữa các hộ dân.
Giai đoạn 2015-2018, thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố có những chuyển biến tích cực, dần hồi phục, lượng giao dịch bất động sản tăng đáng kể so với giai đoạn trước đó.
Đến năm 2019, nhiều dự án chậm hoặc không được triển khai, thị trường bất động sản đi vào thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư vào bất động sản Đà Lạt vẫn còn rất lớn, góp phần giúp thị trường bất động sản của tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 giữ được đà tăng trưởng.
Cụ thể, trong năm 2020, trên địa bàn có 2.384 giao dịch đất nền và 1.767 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng.
Giai đoạn năm 2021 đến đầu năm 2022 là giai đoạn bùng nổ của thị trường bất động sản Lâm Đồng, hoạt động giao dịch sôi động. Trong năm 2021, thành phố có 2.536 giao dịch đất nền và 1.566 giao dịch nhà ở, được đăng ký biến động chuyển nhượng.
Trong quý 1/2022, toàn thành phố có 1.342 lô đất nền và nhà ở được giao dịch thành công.
Từ quý 2/2022, Chính phủ ban hành các chính sách tài khóa và tiền tệ như siết chặt tín dụng bất động sản nhằm giảm nguy cơ sốt giá ảo, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có các giải pháp kịp thời để kiểm tra, ngăn chặn tình trạng “phân lô, bán nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng.
Do đó, trong năm 2022 đã cơ bản kiểm soát được tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ, góp phần đưa bất động sản về giá trị thực, kéo theo đó là sự suy giảm của thị trường bất động sản thành phố.
Đến nửa cuối năm 2022, nhất là trong quý 4/2022, thị trường bất động sản đối diện với nhiều khó khăn về tài chính, thủ tục pháp lý, hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, lượng giao dịch giảm mạnh.
Theo UBND thành phố Đà Lạt, tổng giao dịch trong năm 2022 là 4.185 giao dịch (gồm 2.230 giao dịch nhà ở và 1.955 lô đất nền).
Đến năm 2023, trên địa bàn thành phố chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Thị trường nhà đất hưởng lợi từ các quy hoạch mới
Kỳ vọng gì ở tương lai?
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, UBND thành phố Đà Lạt cũng đang đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.
Đây là hai quy hoạch quan trọng, tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á; là trung tâm giáo dục, đổi mới sáng tạo;…
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
Về phát triển đô thị, đến 2025, Lâm Đồng thực hiện sáp nhập huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt. Đến 2045, Đà Lạt thuộc khu vực nội thành thành phố trực thuộc trung ương. Đến năm 2050, Đà Lạt trở thành quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Về phương án phát triển du lịch, quy hoạch định hướng phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành "Thiên đường xanh" với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.
Quy hoạch cũng định hướng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, phát triển kinh tế ban đêm, hiện đại, đẳng cấp quốc tế.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng Đà Lạt (sáp nhập Lạc Dương) nằm trong tiểu vùng I gắn với cao nguyên Lang Biang. Đây là vùng trọng điểm, có vai trò là khu vực động lực phát triển của tỉnh, là trung tâm du lịch cao cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế.
Bên cạnh quy hoạch nói trên, hiện nay UBND thành phố Đà Lạt đang đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.
Theo nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch được duyệt, sẽ mở rộng không gian đô thị thành phố Đà Lạt sang các khu vực lân cận và các đô thị vệ tinh theo hướng nghiên cứu, đề xuất các ý tưởng khoa học, hiện đại tạo sự đột phá đối với việc phát triển mở rộng phạm vi không gian đô thị,...
Về tính chất đô thị, đây là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia;
Đây cũng là trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp vùng và quốc gia; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Thành phố Đà Lạt là đô thị phát triển du lịch quốc gia và đô thị có đặc trưng về di sản.
-
Lâm Đồng sắp có thêm dự án Khu Trung tâm thương mại quốc tế thuộc Quảng trường Lâm Viên?
UBND thành phố Đà Lạt vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng về việc bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư dự án Khu Trung tâm thương mại quốc tế thuộc Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.
-
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra từ khâu xây dựng mỏ, phương án khai thác; khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng....
-
Novaland nói không liên quan sai phạm tại dự án Bộ Công an vừa có kết luận điều tra
Novaland cho hay ngay từ khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ các sai phạm của ông Nguyễn Cao Trí, doanh nghiệp đã tích cực hợp tác và cung cấp các tài liệu liên quan đến giao dịch dự án tại Lâm Đồng....
-
Sáp nhập nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, kể từ ngày 1/12/2024, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 ...