Nhiều dự án được mở bán vừa qua đã được chủ đầu tư giảm giá sát với khả năng chi trả của khách hàng
Điều này có thể lý giải một phần do lượng kiều hối cuối năm tăng mạnh, một phần do các chủ đầu tư dự án cũng muốn tranh thủ bán hàng để có được một chút doanh thu cuối năm.
Do thị trường liên tục đi xuống, không có thanh khoản, nên trong 6 tháng đầu năm 2012, có rất ít chủ dự án mở bán sản phẩm ra thị trường. Bắt đầu từ quý III, một vài dự án căn hộ được chào bán trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có phân khúc căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng là được thị trường hấp thụ tốt. Trong khi phân khúc cao cấp, các chủ dự án đã chấp nhận giảm giá bán, kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi, nhưng việc bán hàng vẫn hết sức khó khăn.
Bước sang quý IV/2012, áp lực dòng tiền sau một năm hầu như không có doanh thu, khiến nhiều chủ dự án liên tục mở bán các dự án căn hộ với mức giá giảm mạnh, từ 15 - 30% so với các đợt mở bán trước đó. Nếu so với mức giá đỉnh khi thị trường còn sốt nóng, một số dự án căn hộ đến thời điểm hiện nay đã giảm từ 40 - 50%.
Những dự án căn hộ giảm giá sốc được mở bán gần đây có thể kể đến như: Dự án Discovery Complex được mở bán với giá 27 triệu đồng/m2, trong khi mức giá chào bán trước đó là 36 triệu đồng/m2; Dự án Hà Đô Park View vừa được điều chỉnh mức giá còn 22,7 triệu đồng/m2, thay vì mức giá 26,3 triệu đồng/m2 trước đó; Dự án Golden Place được mở bán với giá 22,6 triệu đồng/m2, trong khi trước đó không lâu căn hộ dự án này được bán với giá 27 triệu/m2 và đã giảm khoảng 35% so với mức giá ở thời kỳ “sốt” là khoảng 35 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, rất nhiều dự án khác cũng có mức giảm giá lên đến trên 30%, như: Dự án Mandarin Ganden vẫn đang được mở bán với mức giá 28 - 29 triệu đồng/m2, nhưng mức giá được chủ dự án chào bán trước đó không lâu lên đến 45 triệu đồng/m2; Dự án căn hộ Eurowindow Multi Complex vừa được chủ dự án mở bán với giá được điều chỉnh xuống còn 30 - 35 triệu đồng/m2, so với mức giá 55 - 58 triệu đồng/m2 được chào bán trước đó…
Lý giải nguyên nhân giảm mạnh giá bán, chủ đầu tư nhiều dự án cho rằng, làm theo xu hướng thị trường. Tuy nhiên, cũng có chủ đầu tư phải thừa nhận, việc giảm giá bán nhằm đưa ra mức giá gần hơn với khả năng chi trả của khách hàng có nhu cầu.
Trao đổi với ĐTCK, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, các chủ dự án dồn dập đưa hàng ra thị trường hiện đang chịu nhiều sức ép. Tính từ đầu năm đến nay, thị trường BĐS ghi nhận nhiều doanh nghiệp không có doanh thu. Trong khi thời hạn chốt kết quả kinh doanh của năm đã cận kề. Muốn làm đẹp báo cáo sổ sách, doanh nghiệp phải mở bán các sản phẩm của mình để có doanh thu. Ngoài ra, dịp cuối năm cũng là thời điểm doanh nghiệp phải thanh toán công nợ với ngân hàng và các nhà thầu. Áp lực về dòng tiền buộc các doanh nghiệp phải giảm mạnh giá bán trong các đợt mở bán mới.
Một lý do khác nữa khiến các chủ dự án dồn dập mở bán căn hộ dịp cuối năm là do, lượng kiều hối chuyển về tăng mạnh. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, lượng kiều hối năm 2012 dự kiến có thể đạt 10 - 11 tỷ USD. Số liệu thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, kiều hối chuyển về Việt Nam đã đạt hơn 6,3 tỷ USD. Như vậy, vẫn còn một lượng kiều hối lớn sẽ được chuyển về Việt Nam trong những tuần cuối năm.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có số liệu thống kê nào cho thấy, có bao nhiêu phần trăm lượng kiều hối được đầu tư vào thị trường BĐS. Thế nhưng, thị trường BĐS thường sôi động vào dịp cuối năm được cho có vai trò quan trọng của dòng tiền kiều hối. Do vậy, việc giảm mạnh giá bán, các chủ đầu tư đều muốn nhắm đến thu hút dòng tiền kiều hối, và thị trường BĐS được dự đoán sẽ sôi động hơn, thậm chí có nhiều bứt phá trong dịp cuối năm này.
-
Đừng kỳ vọng nhiều các “thần dược” sẽ cứu bất động sản
CafeLand - Trong mấy ngày qua những thông tin “giải cứu” bất động sản được tung ra một cách dồn đập. Từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến Thủ tướng đều đưa ra thông điệp sẽ cứu bất động sản. Như vậy, bất động sản từ việc bị ghẻ lạnh đã quay ngược 180 độ sang được “cấp cứu”. Tuy nhiên, để thị trường bất động sản phục hồi vẫn cần các giải pháp căn cơ. Do vậy, không nên kỳ vọng nhiều vào những giải pháp này sẽ cứu thị trường. <br/br>
-
Những tréo ngoe trong chính sách mua nhà thương mại làm nhà tái định cư
CafeLand - Mua nhà thương mại làm nhà tái định cư, một giải pháp được đưa ra trong trong dự thảo nghị định về phát triển, quản lý nhà tái định cư vừa được Bộ Xây dựng (BXD) trình Chính phủ, đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một trong những vấn đề gây lo ngại là dự án được chọn phải đáp ứng những tiêu chí nào, quy trình triển khai làm sao để đảm bảo giá phù hợp, tránh được xin – cho? <br/br>
-
“Phát triển một dự án bất động sản (BĐS) cỡ trung bình, từ ngày đầu tiên cho đến khi ra được giấy phép đầu tư mất nhanh nhất là 3 năm với khoảng 300 tỉ chi phí không chính thức - loại chi phí không có chứng từ ấy”, Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp niêm yết giải thích tại sao thị trường ế ẩm mà giá BĐS giảm ít hơn kỳ vọng. <br/br>