Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/10, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0.23% về mức 2.168 điểm, đánh dấu 3 phiên liên tiếp suy yếu.
Ở nhóm kim loại quý, giá bạc và bạch kim cùng tăng khoảng 0,6%, lần lượt đóng cửa ở mức 31,97 USD/ounce và 1.002,6 USD/ounce.
Nhóm kim loại quý không có biến động lớn do thị trường tạm thời thiếu vắng các dữ liệu kinh tế mới. Thêm vào đó, những tín hiệu trái chiều từ thông tin cơ bản cũng khiến giá bạc và bạch kim liên tục đi ngang trong thời gian gần đây.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá quặng sắt tiếp tục lao dốc do triển vọng nhu cầu ảm đạm trong khi nguồn cung vẫn dồi dào. Chốt phiên ngày 16/10, mặt hàng này giảm 1,14% xuống mức 104,74 USD/tấn, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong nhóm.
Cụ thể, Hiệp hội Thép thế giới (WorldSteel) gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu xuống còn 0,9% trong năm nay, tương đương 1,75 tỷ tấn, thấp hơn mức tăng 1,7% được ước tính hồi tháng 4 do nhu cầu tiêu thụ yếu.
Điều này tạo áp lực lớn lên giá quặng sắt, nguyên liệu then chốt trong sản xuất thép.
Giá quặng sắt tiếp tục lao dốc do triển vọng nhu cầu ảm đạm trong khi nguồn cung vẫn dồi dào
Trong bối cảnh triển vọng tiêu thụ u ám, nguồn cung quặng sắt lại được duy trì ổn định, càng khiến lực bán gia tăng.
Ngày 16/10, hai "ông lớn" khai thác quặng sắt là Vale và Rio Tinto đều công bố sản lượng tăng trong quý 3/2024.
Theo đó, sản lượng quặng sắt của Vale đạt 91 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất kể từ quý 4/2018, chủ yếu nhờ sản lượng cải thiện tại 3 dự án khai thác S11D, Itabira và Brucutu.
Trong khi đó, Rio Tinto cũng nâng sản lượng lên 84 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước và 5% so với quý liền kề.
Tại thị trường trong nước, từ đầu tháng 10 tới nay, các thương hiệu nhiều lần điều chỉnh giá thép, đưa giá mặt hàng này lên mức 13-14 triệu đồng/tấn.
Mới đây nhất, Hòa Phát điều chỉnh giá bán thép xây dựng, lần thứ 3trong tháng 10. Cụ thể, thép cuộn CB240 và thép thanh văn D10 CB300 cùng nhích thêm 50.000 đồng lên lần lượt 13,79 và 13,99 triệu đồng/tấn.
Dự báo về quý cuối năm, Chứng khoán MB (MBS) cho rằng giá thép nội địa có thể phục hồi do áp lực từ Trung Quốc giảm và nhu cầu cải thiện. Cụ thể, sự phục hồi của giá thép Trung Quốc thu hẹp chênh lệch và làm giảm lợi thế về giá của thép nhập khẩu từ nước này. Về mặt nhu cầu, nguồn cung nhà ở cải thiện và giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh trở thành động lực tăng trưởng cho giá thép nội địa.
-
Việt Nam xúc tiến nhập khẩu quặng sắt, than từ Úc
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, Thương vụ Việt Nam tại Úc tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu quặng sắt, than, từ Úc và cung cấp danh sách các nhà xuất khẩu, thông tin về giá cả trên ứng dụng Viet-Aus Trade.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....