Đã xảy ra sự mất cân đối lớn khi phân khúc bất động sản cao cấp phát triển quá mạnh, trong khi thiếu vắng các dự án nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp
PGS.TS Lê Xuân Đình, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo nhận xét, trước thời điểm diễn ra tình trạng lạm phát cao năm 2008, BĐS là lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận và đó là một trong những “tội đồ” gây ra lạm phát cao. Nguyên nhân là do BĐS hút một lượng lớn vốn đầu tư, tín dụng và chi phí cơ hội của nền kinh tế; với lợi nhuận cao và tăng liên tục một thời gian dài, nay bị “xì hơi”, thì rõ ràng đây cũng chính là “bong bóng” tài sản và giá trị.
Theo thống kê của các tổ chức môi giới BĐS quốc tế tại Việt Nam như Savills, CBRE, Knight Frank, Cushman & Wakefield, các phân khúc thị trường BĐS cao cấp, như văn phòng hạng A, căn hộ cao cấp, mặt bằng bán lẻ cao cấp, đất nền biệt thự… phát triển với tốc độ chóng mặt. Đây cũng chính là những phân khúc thị trường có tốc độ giảm giá mạnh nhất kể từ năm 2008 đến nay. Cụ thể, văn phòng cho thuê hạng A đã có 10 quý liên tiếp giảm giá thuê, từ mức đỉnh 70 USD/m2/tháng (quý I/2007) giảm còn 20 - 25 USD/m2/tháng là điển hình cho sự “xì hơi” của “bong bóng” BĐS.
TS.
Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận
định, hệ luỵ của tình trạng tăng trưởng nóng trong lĩnh vực BĐS là tình
trạng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đang chiếm tới 40% tổng số nợ
xấu trong cho vay đầu tư vào bất động sản của các ngân hàng thương mại.
Tính
đến tháng 6/2011, dư nợ BĐS là 245.000 tỷ đồng, tương đương 10% tổng dư
nợ của các ngân hàng thương mại. Trong đó, nợ xấu BĐS chiếm 3% (tương
đương 7.350 tỷ đồng). 40% trong số này là nợ nhóm 5. Tỷ lệ này là cao so
với một số nước trong khu vực như Thái Lan (6%), Malaysia (7%).
Còn
theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, sự phát triển nóng của thị trường BĐS thời
gian qua là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tăng cung
tiền, tăng tín dụng trên thị trường. Việc tăng cung tiền đó làm ra siêu
lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cũng góp phần đáng kể để tạo nên lạm
phát.
“Việc
các nhà đầu tư BĐS gặt hái quá lớn trong quá khứ do phát triển nóng,
thì hệ quả đình đốn về gặt hái lợi ích ngày hôm nay do lạm phát là quan
hệ nhân – quả, đúng quy luật”, ông Võ đánh giá và cho rằng, trước tình
trạng này, nhà đầu tư BĐS phải chủ động tìm giải pháp cho mình, không
nên có ý thức bắt Nhà nước can thiệp.
Trên
thực tế, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư sang khu vực đang có
cầu thực, có khả năng thanh toán (nhà ở chung cư tư nhân). Có nhà đầu tư
đã giảm giá nhà hình thành trong tương lai tại những vị trí thuận lợi
để gọi được vốn góp từ những người tiêu dùng. Có nhà đầu tư đã bán doanh
nghiệp cùng dự án cho nhà đầu tư lớn, có khả năng tài chính, tự mình
rút lui khỏi “sân chơi” BĐS.
Những giải pháp chủ động này cũng là quá trình tất yếu diễn ra trên thị trường để hướng tới một thị trường lành mạnh hơn, giá cả hợp lý hơn, người tham gia chuyên nghiệp hơn.
Bình
luận về ý kiến đề nghị chuyển hướng thị trường BĐS từ khu vực phi sản
xuất sang khu vực sản xuất để được hưởng luồng vốn tín dụng, ông Võ cho
rằng, đề nghị này không có nghĩa gì vào lúc này. Trước hết, thị trường
BĐS luôn thuộc khu vực thị trường vốn, thị trường đầu vào cho quá trình
sản xuất - kinh doanh ra hàng hoá tiêu dùng. Đề nghị này đang bị lẫn lộn
giữa hình thức và nội dung. Điều quan trọng là cần bảo đảm quá trình
sản xuất không làm tăng giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có liên
quan tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Nhiều
chuyên gia tham dự Hội thảo cho rằng, giá nhà ở đang thấp là quá tốt,
đừng cấp tín dụng để giá lại cao hơn, làm tăng CPI. Mặt khác, các dự án
BĐS cũng không thể sử dụng vốn tín dụng với lãi suất ở mức trên 20
%/năm. Đó không phải là tín dụng cho đầu tư BĐS. Còn nếu tiếp tục “bơm”
tín dụng vào đầu tư BĐS là đi ngược lại giải pháp kiềm chế lạm phát.