Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được đánh giá là năng động và có nhiều động lực phát triển nhất châu Á.
Theo đánh giá của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), thị trường bất động sản được dự báo triển vọng rất tích cực trong 20 năm tới do mức độ đô thị hóa vẫn ở mức thấp và đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hạ tầng còn nhiều dư địa để tăng trưởng.
Trong bối cảnh bất động sản Trung Quốc đang trong giai đoạn bất ổn sau một thời gian dài tăng trưởng quá nóng, Evergrande gặp khủng hoảng về phát hành nợ, đang đối diện với nguy cơ phá sản và Hong Kong bất ổn về chính trị thì Việt Nam vẫn duy trì sức cạnh tranh tương đối về giá và tài nguyên so với các nước trong khu vực.
Báo cáo mới đây của VaRS cho thấy trong quý cuối năm vừa qua, giá bất động sản liên tục tăng bất chấp dịch Covid-19.
Quá trình hình thành các đô thị mới đang dẫn dắt quá trình tăng giá. Cùng với đó, nguồn cung thiếu hụt dẫn đến việc giá bán tăng cao.
Đáng chú ý, thị trường bất động sản đã xuất hiện bong bóng cục bộ, giá đất nền các khu vực tăng mạnh theo các dự án. Tuy nhiên, giá nhà tăng nhưng thanh khoản không tăng tương xứng.
Xét về khu vực, tại phía bắc, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang là ba tỉnh có dấu hiệu phục hồi tích cực nhất trong phân khúc bất động sản nhà ở khi nhà đầu tư tìm kiếm nguồn cung thay thế Hà Nội vốn đã bắt đầu khan hiếm.
Bắc Giang cũng là tỉnh chứng kiến tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ với sự phát triển phân khúc bất động sản công nghiệp.
Tại Hà Nội, nguồn cung bất động sản nhà ở khan hiếm do tốc độ phê duyệt dự án chậm. Khoảng 80% các sản phẩm chào bán là hàng tồn kho từ các năm trước.
Giá căn hộ chung cư ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi giá nhà đất tăng mạnh từ 20-30%.
Các đợt sốt đất nền cục bộ cũng diễn ra tại các huyện ngoại thành, đặc biệt những huyện có thông tin “lên quận”.
Tại Quảng Ninh, sân bay Vân Đồn cùng tuyến đường cao tốc kết nối tam giác kinh tế phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) được kỳ vọng sẽ thắp sáng thị trường bất động sản khu vực này trong thời gian tới.
Tương tự, tại Hải Phòng, tuyến đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế phía bắc đã thu hút nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội với bất động sản các tỉnh này.
Ở khu vực phía nam, Long An và Đồng Nam được xem là ngôi sao mới trong xu hướng đầu tư bất động sản hiện nay.
Trong khi đó, Bình Dương với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ cùng vị trí địa lý thuận lợi rất tốt cho việc phát triển bất động sản nhà ở.
Tại TP.HCM, các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố/biệt thự năm 2021 đều chứng kiến mức sụt giảm cả về phía cung và cầu.
Khu Đông dẫn dắt nguồn cung căn hộ, nhà phố/biệt thự trong khi các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, quận 9 (cũ) dẫn dắt nguồn cung phân khúc đất nền.
Tuy nguồn cung đều cao hơn nhu cầu, mức giá được ghi nhận đều tăng so với năm 2020 tại tất cả các phân khúc. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VaRS, cho rằng trong quá trình hình thành và phát triển, sự đầu tư về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị sẽ làm tăng giá trị của đất đai.
Tuy nhiên, giá trị của bất động sản phải tỷ lệ thuận với quá trình đầu tư hạ tầng. Trong khi đó mức tăng của những năm gần đây không tương thích với mức độ tăng đầu tư mà đang tăng ảo, tiềm ẩn nguy cơ bong bóng.
Cũng theo ông Đính, không giống với trước đây, tất cả những khu vực đang nóng sốt hiện nay chỉ xuất hiện khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp rút ra.
Còn lại trong các đợt thổi giá, đa số là các cò đất, đầu nậu và cả những nhà đầu tư không chuyên hay còn gọi là nhà đầu tư F0.
Đây là nhóm sẽ phải đối mặt với hệ luỵ lớn khi bong bóng bị vỡ. Mặt khác, tỷ lệ giao dịch ở các vùng nóng thường rất thấp.
Được biết, cơ quan chức năng đang tập trung mạnh vào việc củng cố thể chế và hành lang pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc cho thị trường hiện nay.
-
Dự báo nhiều trụ cột tăng trưởng cho bất động sản 2022
Thị trường bất động sản đã trải qua một năm 2021 nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số chuyên gia dự báo thị trường sẽ có nhiều trụ cột tăng trưởng liên quan đến kinh tế vĩ mô trong năm 2022.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...