Kỳ 2: Bất động sản trầm lắng đang gây tình trạng lãng phí
Kỳ 1: Thị trường bất động sản: Đã đến lúc phải mở “van” tín dụng?
Một dự án căn hộ cao cấp tại quận 2
Kỳ 3: Làm gì để thị trường bất động sản phát triển bền vững?
Theo ông Randy, đầu tư BĐS tại Mỹ thu hút rất nhiều người dân Mỹ và
là vấn đề quan tâm lớn của họ. Trên thực tế, không phải ai cũng có khả
năng tài chính để sở hữu nhà và rất nhiều người dân Mỹ phải dựa vào các
gói hỗ trợ mua bất động sản của các ngân hàng. Nhiều công ty kinh doanh
BĐS tại Mỹ đã dành 70% vốn của dự án ưu đãi cho các khách hàng mua BĐS.
Cũng như tại VN, nhiều gói hỗ trợ của các ngân hàng ở Mỹ có thể lên tới
70% giá trị nhà, thời gian vay cũng dài cho nên đã thu hút rất nhiều
người đầu tư vào bất động sản, tạo ra các cơn sốt giá. Mối nguy hại từ
việc cho vay BĐS lại nằm trong chính các ngân hàng khi họ chỉ cho vay mà
không hề có một sự cảnh báo về những khả năng rủi ro có thể xảy đến từ
các khoản vay. Nhân viên kinh doanh bất động sản của các công ty thường
tư vấn cho người mua về các gói hỗ trợ rất hấp dẫn. Thông thường, họ sẽ
tư vấn rằng chỉ cần mua và chấp nhận trả lãi trong vài năm. Trong thời
gian đó giá nhà đã tăng thêm gấp rưỡi, gấp đôi giá trị và chỉ sau vài
năm thì bán đi cũng đủ tiền trả nợ hoặc cho thuê lấy tiền bù đắp cho
khoản vay của mình. Không một nhân viên nào tư vấn cho khách hàng về
những rủi ro khi bị mất việc làm và những nguy hiểm đến từ suy thoái
kinh tế.
Chính việc vẽ ra ảo tưởng cho khách hàng về việc trả nợ khá đơn giản
và những khoản lợi nhuận kiếm được khá dễ dàng đã tạo cho khách hàng một
tâm lý chủ quan là cứ mua nhà là có lợi nhuận và không ít người đã mua
những tài sản lớn nằm ngoài khả năng tài chính của mình khi vay tới 70 -
80% giá trị tài sản mua. Không ít người đã ảo tưởng, mạnh tay sử dụng
thẻ tín dụng ghi nợ khi chi tiêu. Ở Mỹ, việc chi tiêu của một người dân
có việc làm có thể có thẻ tín dụng ghi nợ vài ngàn USD và họ có thể chi
tiêu mà không phải trả lãi trong vòng 45 ngày. Sau thời gian đó nếu
không hoàn trả nợ tiền trong thẻ sẽ bị tính lãi rất cao nên nhiều người
mất khả năng chi trả. Khi đó, họ suy nghĩ sẽ bán nhà để trả nợ nhưng thị
trường trầm lắng, giá BĐS giảm khiến họ không thể bán nhà để trả nợ
ngân hàng.
Thực tế thì những gói cho vay này rất nguy hiểm không chỉ với người
vay mua BĐS mà với cả một hệ thống ngân hàng. Thông thường, ngân hàng đã
thu lãi lớn trong một thời gian đầu nhưng chỉ cần một biến cố như tai
nạn, mất việc làm... khiến khách hàng không có khả năng chi trả nợ ngân
hàng và khoản nợ của họ biến thành nợ xấu. Ngân hàng chỉ còn cách tịch
biên nhà thế chấp.
Thị trường BĐS tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong tình trạng “khát” thông tin và đang giẫm trên những vết xe đổ đã tạo ra những quả “bong bóng” trên thị trường BĐS nhiều quốc gia khác. Phần lớn những dự án BĐS trên thị trường VN được chủ đầu tư công bố thường kèm theo những gói hỗ trợ của ngân hàng nhưng cũng không có một lời phân tích nào về những rủi ro.
Thông tin trên thị trường BĐS được lan truyền rất nhanh bằng hệ thống
mạng internet nhưng không hề có sự kiểm chứng nào dẫn đến việc có nhiều
thông tin “ảo” gây nhiễu thị trường nhưng ảnh hưởng đến rất nhiều
người, tạo ra một tâm lý đám đông nguy hiểm. “Chiêu thức” thường được
các doanh nghiệp BĐS sử dụng để kích giá là tạo mua bán giả, đánh lừa
nhà đầu tư thực sự. Đã có nhiều dự án được bán theo hình thức đăng ký,
mua phiếu đặt chỗ, tạo ra khan hiếm trên thị trường khiến người mua phải
xếp hàng, tranh mua cho bằng được, tạo ra những cơn “sốt giá” khủng
khiếp.
Với việc thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thị trường BĐS Việt Nam đã ngay lập tức bị nguội lạnh cho thấy sự nguy hiểm rất lớn đến từ các gói hỗ trợ từ ngân hàng. Nhiều nhà đầu tư cho biết trong thời gian từ 2007 - 2008, việc sở hữu các BĐS cao cấp quá dễ dàng khiến nhiều người đổ xô đi mua và hiện nay nhiều người đang trở thành nạn nhân của các gói hỗ trợ mua nhà.
Theo ông Tâm, nhà nước nên mở dần van tín dụng cho các doanh nghiệp BĐS làm ăn có uy tín, có thực lực, không phải vay tín dụng ngay từ khâu đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, hiện nay cái thiếu nhất của thị trường BĐS nước ta cũng như tại TPHCM là thiếu vắng các sản phẩm thuộc phân khúc nhà cho người thu nhập thấp, cho thuê, cho thuê mua nên giải pháp cấp bách cho thị trường BĐS là chỉ nên cho vay đối với các chủ đầu tư dự án sản phẩm trên.