Trong đó, phân khúc nhà ở cao cấp tiếp tục có sự bùng nổ và dẫn đầu thị trường cả về số lượng dự án mở bán mới, cũng như khả năng thanh khoản. Điểm đáng chú ý là dù có nhiều đánh giá thận trọng, nhưng khả năng tiêu thụ của phân khúc này vẫn duy trì ở mức ổn định với tỷ lệ tiêu thụ chiếm tới 39% toàn thị trường, tăng mạnh so với mức 24% của năm 2013.
Sự ổn định của phân khúc này phần nào phản ánh nhịp phát triển ổn định kinh tế vĩ mô, cũng như sự cải thiện về nguồn thu nhập của người dân trong suốt 3 năm vừa qua. Vì vậy, dù tính cạnh tranh đã tăng kể khi nguồn cung tăng, nhưng sức hấp thụ của thị trường vẫn tốt.
Bên cạnh phân khúc cao cấp, năm 2016 cũng là năm bùng nổ của loại hình bất động sản du lịch với đa dạng các loại hình đầu tư, như biệt thự nghỉ dưỡng, condotel, apartment hay hometel, đã thu hút đông đảo lượng quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trái ngược với sự nở rộ của phân khúc cao cấp và trung cấp, hay bất động sản nghỉ dưỡng, năm 2016 được coi là một năm không thực sự thành công của phân khúc bình dân, nhà giá rẻ. Các sản phẩm nhà ở trung bình và thấp, nhà ở xã hội chưa có sự hấp dẫn đối với các chủ đầu tư. Nghịch lý của thị trường ở các phân khúc này là nhu cầu thực cao, vào khoảng 70%, song nguồn cung giảm dần trong năm 2016.
Sự tập trung quá lớn vào các sản phẩm cao cấp của các doanh nghiệp để tối ưu hóa lợi nhuận, trong khi bỏ ngỏ nhu cầu thực là những mối lo ngại đầu tiên cho thị trường khi bước sang năm 2017. Tuy nhiên, có những tín hiệu đáng mừng, là cuối năm 2016, Chính phủ đã nỗ lực hơn trong các giải pháp để thúc đẩy sản phẩm ở phân khúc trung bình và thấp, nhà ở xã hội phát triển. Bên cạnh đó, có các tín hiệu cho thấy, nhiều chủ đầu tư lớn đã nhận thấy tiềm năng, cơ hội của phân khúc này và nguy cơ bội cung của sản phẩm cao cấp, nên đã có các động thái phát triển phân khúc nhà bình dân trong năm 2017.
Điều này là cơ sở để có thể tin tưởng năm 2017, các thách thức, nguy cơ của thị trường bất động sản sẽ được giải quyết tích cực và có hiệu quả thực tế. Theo đó, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp đà phát triển một cách theo hướng bền vững và đạt được những mục tiêu quản lý của Nhà nước, cũng như nguyện vọng của người dân.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.