CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, dự kiến tổ chức ngày 21/4 tại TP. HCM.
Theo đó, Thép Nam Kim đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu 20.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với kết quả kiểm toán năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng 400 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ gần 107 tỷ đồng. Tổng sản lượng dự kiến trong năm nay là 940.000 tấn.
Thép Nam Kim đặt mục tiêu có lãi trở lại sau năm 2022 thua lỗ kỷ lục, đề xuất không chia cổ tức cho năm vừa qua
Doanh nghiệp này cho biết, năm 2023 sẽ là một năm cực kỳ nhiều thách thức. Biến động giá nguyên liệu đầu vào, chất đốt... vẫn rất khó lường; rủi ro về lạm phát tăng cao, khiến nhu cầu về xây dựng suy giảm; kinh tế thế giới đối diện với khủng hoảng khi lãi suất tăng cao, các dự án triển khai ngày một ít đi trong khi chi phí lãi vay toàn cầu tăng mạnh; mức độ cạnh tranh ngày càng lớn, đặc biệt là các sản phẩm về tôn mạ và ống thép.
Đặc biệt, thị trường nội địa sẽ khó khởi sắc khi các dự án bất động sản năm 2023 dự kiến tiếp tục chìm trong khó khăn trong bối cảnh lãi suất tăng cao, pháp lý tắc nghẽn. Ngoài ra, nguồn vốn FDI cũng sẽ dự kiến tăng trưởng chậm hơn dự kiến do ảnh hưởng của việc mất giá tiền tệ diễn ra trên toàn cầu.
Nhìn chung, Nam Kim cho rằng thị trường năm 2023 sẽ chưa thực sự thuận lợi để tăng trưởng nhưng những gì khó khăn nhất đã qua.
Về cổ tức, Thép Nam Kim dự kiến trình cổ đông thông qua không trích lập các quỹ và không chi trả cổ tức năm 2022 do lợi nhuận sau thuế năm ngoái âm gần 125 tỷ đồng. Được biết, kế hoạch năm ngoái tỷ lệ cổ tức tối đa là 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Đối với năm 2023, HĐQT đề xuất cổ đông ủy quyền để xem xét quyết định với tỷ lệ phù hợp. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ sẽ bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
Được biết năm 2022, Thép Nam Kim đặt kế hoạch tổng doanh thu 28.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng. Như vậy, với việc ghi nhận lỗ 124,68 tỷ đồng trong năm 2022, Thép Nam Kim đã không hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tại đại hội sắp tới, Nam Kim dự kiến trình cổ đông phương án tiếp tục thực hiện sáp nhập Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam được công ty sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tại ĐHĐCĐ năm ngoái, lãnh đạo Thép Nam Kim chia sẻ Dae Myung Paper Việt Nam chỉ là điểm sản xuất và kho hàng của công ty. Việc sáp nhập chỉ là thủ tục hành chính, và công ty muốn đơn giản hóa hoạt động quản lý, chuyển công ty con này thành phân xưởng sản xuất.
-
Nam Kim tạm dừng xây dựng nhà máy tôn 4.500 tỉ tại Bà Rịa - Vũng Tàu?
Trong bối cảnh nhu cầu tôn mạ suy giảm nhanh chóng, việc Nam Kim tạm dừng xây dựng dự án nhà máy Nam Kim Phú Mỹ được đánh giá là quyết định phù hợp, giúp đảm bảo an toàn tài chính và tránh lặp lại tình trạng khó khăn như giai đoạn 2018 - 2019.
-
Hơn 160.000 cổ đông Hòa Phát sẽ không được chia cổ tức bằng tiền mặt
Hòa Phát sẽ giữ lại toàn bộ 8.402 tỷ đồng lợi nhuận của năm 2022 để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm vừa qua.
-
Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2024 - 2025
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường thép diễn biến phức tạp và khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông niên độ tài chính 2024 - 2025....
-
Lộ diện “trùm cuối” thua lỗ nặng nhất ngành thép, là hãng thép có tiếng tại Bình Dương, sở hữu 3 nhà máy công suất 2,6 triệu tấn/năm
9 tháng đầu năm 2024, Công ty CP Thép Pomina báo lỗ sau thuế hơn 791 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 647 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc bất ngờ đóng cửa 1 nhà máy sau hơn 45 năm hoạt động
Trong một động thái bất ngờ, nhà sản xuất thép Hàn Quốc POSCO đã đóng cửa một nhà máy sản xuất thép cuộn ở thành phố Pohang, sau hơn 45 năm hoạt động.