Mới đây, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Cơ quan Thực thi Ngoại thương (UPCI) thuộc Bộ Kinh tế Mexico đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.
Mexico kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội Việt Nam
Theo đó, biên độ bán phá giá là từ 12,77% - 81,06%. Căn cứ theo Luật Ngoại thương Mexico, thời hạn cho các bên liên quan gửi bình luận và các lập luận phản bác là 20 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ vụ việc.
Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, đây là vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại thứ 2 của Mexico đối với Việt Nam. Trước đó, nước này cũng đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm thép mạ vào năm 2021.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan tiếp tục cập nhật diễn biến vụ việc; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Mexico, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.
Trước đó, ngày 28/7/2022, Bộ Kinh tế Mexico đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.
Sản phẩm bị cáo buộc bán phá giá là thép cán nguội có mã HS: 7209.16.01, 7209.17.01, 7209.18.01, 7209.26.01, 7209.27.01, 7209.28.01, 7209.90.99, 7211.23.03, 7211.29.99, 7211.90.99, 7225.50.07, và 7226.92.06.
Dự kiến, kết luận cuối cùng của vụ việc điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được ban hành vào tháng 1/2024.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…