Hơn 50 năm sau khi người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, con người đang chuẩn bị cho những bước tiến lớn tiếp theo trong việc khám phá không gian. Mặt Trăng, sau đó tới sao Hỏa, sẽ là những điểm đến đầu tiên để xây dựng khu định cư.
Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong không gian hiện đang rất tốn kém và khó đạt yêu cầu. Do đó, các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều vật liệu khác nhau để xây dựng những môi trường sống trên sao Hỏa.
'Bê tông vũ trụ' làm từ từ bụi ngoài Trái đất bền gấp đôi bê tông thông thường
Để phục vụ việc xây dựng ở trên sao Hỏa, mới đây nhóm chuyên gia tại Đại học Manchester phát triển StarCrete - loại bê tông mới. Vật liệu này được làm từ đất sao Hỏa mô phỏng trộn với tinh bột khoai tây và một chút muối để tạo ra vật liệu bền gấp đôi bê tông thông thường. Chúng hoàn toàn phù hợp cho công trình xây dựng trong môi trường ngoài Trái đất.
Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Open Engineering, nhóm nghiên cứu đã chứng minh tinh bột khoai tây thông thường có thể hoạt động như một chất kết dính khi trộn với bụi sao Hỏa mô phỏng để tạo ra một vật liệu giống như bê tông.
Khi thử nghiệm, StarCrete có cường độ nén là 72 Megapascal (MPa), mạnh hơn gấp đôi so với 32 MPa được thấy trong bê tông thông thường. StarCrete làm từ bụi Mặt trăng thậm chí còn mạnh hơn ở mức hơn 91 MPa.
Theo tính toán, một bao khoai tây khô nặng 25kg chứa đủ tinh bột để sản xuất gần nửa tấn StarCrete, tương đương 213 viên gạch. Ngoài ra, họ phát hiện một loại muối thông thường, magie clorua, có thể thu được từ bề mặt sao Hỏa hoặc từ nước mắt của các phi hành gia, đã cải thiện đáng kể sức mạnh của StarCrete.
Bê tông làm từ máu, mồ hôi của phi hành gia
Trước đó, các nhà khoa học Đại học Manchester cũng có nghiên cứu cây nhà trên sao Hỏa bằng bê tông làm từ máu, mồ hôi của phi hành gia. Những vật liệu tổng hợp sinh học này thậm chí còn cứng hơn bê tông thông thường, được cho là sẽ thích hợp để dựng nhà ở hành tinh khác.
-
Ấn Độ chế tạo ‘gạch từ vi khuẩn’ dùng để xây nhà trên sao Hỏa
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã phát triển công thức chế tạo 'viên gạch vi khuẩn' để sử dụng xây nhà trên sao Hỏa.
-
Doanh nghiệp Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác khai thác khoáng sản, kim loại chiến lược
Thời gian qua, phía Pháp đã chủ động liên hệ, triển khai hợp tác với đối tác Việt Nam về công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản và kim loại chiến lược.
-
Biết gì về vật liệu thanh cốt thép GFRP mà Tập đoàn Hàn Quốc vừa đề nghị Đồng Nai hợp tác, phát triển sản phẩm?
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn, trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi. Vật liệu này có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và...
-
Vật liệu xanh: Xu hướng tất yếu của tương lai?
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành vật liệu xây dựng xanh nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, tiềm năng tái chế các loại vật liệu và nhu cầu tăng cao từ xu hướng toàn cầu....