03/08/2010 9:00 AM
Tiêu dùng Trung Quốc tăng trưởng 20%, thêm 25 tỷ USD hàng xuất khẩu từ Mỹ được tiêu thụ. Người Mỹ có thêm 200 nghìn việc làm.
Thế giới hưởng lợi khi lương lao động Trung Quốc tăng

Tại các nhà máy của Trung Quốc, mức lương và hoạt động biểu tình đều tăng cao. Điều này tốt cho Trung Quốc và kinh tế thế giới.

Nhân công giá rẻ đã làm nên thành công của kinh tế Trung Quốc. Năm 2009, 130 triệu công nhân nhập cư đến làm việc tại các thành phố đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc. Trung bình mỗi người mang về nhà 1.348 nhân dân tệ/tháng tương đương 197USD, con số này bằng khoảng hơn 1/5 mức lương tháng trung bình tại Mỹ.

Khi kinh tế Trung Quốc hồi phục, lương vì thế cũng tăng. Ở các khu vực duyên hải nơi tập trung rất đông các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, các ông chủ đang thiếu lao động còn người lao động đã mất kiên nhẫn. Hàng loạt các cuộc đình công đã nổ ra tại công xưởng của thế giới.

Sức mạnh của lao động Trung Quốc đã được cải thiện nhờ luật lao động mới được đưa ra năm 2008 và bởi quy luật cung – cầu cơ bản. Các ông chủ cảm thấy việc tìm và giữ được công nhân ngày một khó khăn hơn. Người lao động nông thôn muốn làm việc gần quê nhà khi nhiều nhà máy chuyển sâu vào nội địa. Số lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 29 sẽ giảm từ năm sau. Dù lương tăng nhưng yêu cầu của người lao động cũng lên không kém. Họ không còn muốn câm lặng chấp nhận cay đắng.

Trên thực tế, các công nhân Trung Quốc chưa bao giờ dễ bảo như người ta thường nói. Thế nhưng các cuộc biểu tình gần đây diễn ra với tần suất ngày một nhiều (trong 48 ngày qua đã có tới 36 cuộc biểu tình tại tỉnh Quảng Đông). Mục tiêu chính của họ: các tập đoàn đa quốc gia.

Chính phủ Trung Quốc đã giải quyết tốt và nhanh gọn những cuộc biểu tình.

Điều này cho thấy 3 điểm. Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc không muốn mạnh tay với người lao động tại các công ty nổi tiếng có thể thu hút nhiều sự quan tâm của giới truyền thông. Trên thực tế nếu người lao động không vui vẻ, họ thường đổ lổi cho ông chủ nước ngoài hơn là chính quyền địa phương.

Ở thời điểm đầu của khủng hoảng tài chính, chính phủ Trung Quốc đã kết luận chính xác rằng nhà đầu tư nước ngoài cần Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc cần họ.

Điều thứ 3 và cũng là điều quan trọng nhất, chính phủ Trung Quốc có thể tin rằng “sự trỗi dậy” của người lao động phù hợp với mục tiêu cân bằng lại kinh tế Trung Quốc. Điều này sẽ đúng.

Kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và quá ít vào tiêu dùng người dân. Lương tăng, người lao động sẽ được hưởng nhiều hơn thành quả lao động của họ.

Lương người lao động tại Trung Quốc cao hơn, phương Tây cũng hưởng lợi. Điều này nếu nhìn qua có vẻ không hợp lý bởi xét đến việc thế giới nước giàu phụ thuộc thế nào vào lao động giá rẻ từ Trung Quốc.

Một tính toán cho thấy thương mại với Trung Quốc đã giúp mỗi hộ gia đình Mỹ có thêm 1 nghìn USD/năm nhờ hàng hóa giá rẻ, hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp rẻ hơn và cạnh tranh mạnh mẽ hơn tại thị trường Mỹ.

Lao động giá rẻ tại Trung Quốc giúp cho giá hàng hóa phương Tây ở mức thấp. Lương lao động tại Trung Quốc cao hơn, Trung Quốc có thể bắt đầu xuất khẩu lạm phát. Hơn thế nữa, nhìn từ quan điểm kinh tế toàn cầu, lao động là tài nguyên, cũng giống như đất hay dầu. Kinh tế thế giới cũng không hưởng lợi từ việc lực lượng lao động của Trung Quốc thu hẹp.

Ở thời điểm khởi đầu khủng hoảng tài chính, mọi chuyện rất khác. Giảm phát hiện là rủi ro lớn hơn so với lạm phát. Hiện nay, với khoảng 47 triệu lao động còn thất nghiệp trong nhóm nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), lao động không kéo lùi kinh tế toàn cầu.

Cái thế giới thiếu là những khách hàng sẵn sàng chi tiêu chứ không phải người lao động sẵn sàng làm việc. Lương lao động cao hơn sẽ tạo ra ảnh hưởng giống như tỷ gía đồng nhân dân tệ cao hơn mà người Mỹ luôn kêu gọi; cụ thể, thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm, chi tiêu tăng. Điều này có ích đối với các công ty nước ngoài và người lao động.

Tiêu dùng Trung Quốc tăng trưởng 20%, thêm 25 tỷ USD hàng xuất khẩu từ Mỹ được tiêu thụ. Người Mỹ có thêm 200 nghìn việc làm.

Cuối cùng, việc tăng lương sẽ giúp kinh tế toàn cầu có lại được việc làm. Ở thời điểm đó, các công ty nước ngoài và người tiêu dùng hẳn sẽ bỏ qua những người công nhân khu vực ven biển, nhóm người giúp các công ty có lợi nhuận cao và giá cả thấp.

Tuy nhiên lao động giá rẻ tại nội địa Trung Quốc và những nơi như Ấn Độ vẫn còn. Mức lương như vậy mới chỉ được giải quyết một nửa vấn đề. Nửa còn lại là năng suất lao động. Chi phí lao động tại Trung Quốc trong khoảng thời gian 1 thập kỷ sau năm 1995 tăng gấp 3, tuy nhiên sản lượng tính theo mỗi nhân công tăng gấp 5 lần.

Khi lao động giản đơn không còn, Trung Quốc cần tăng nguồn cung lao động có tay nghề. Điều này cần đến lực lượng lao động ổn định, họ sẽ làm việc cho các ông chủ trong thời gian đủ lâu để xứng với tiền đầu tư.

Chính phủ cần tiếp tục nới lỏng quy định với người lao động để họ có thể làm việc ở thành phố mà không lo mất đất ở quê. Khi lao động dồi dào, Trung Quốc có lực lượng di động không quá đòi hỏi nhiều từ chính quyền và sẵn sàng trở về nông trại của gia đình khi gặp khó khăn. Thế nhưng để duy trì được tăng trưởng kinh tế khi thị trường lao động thắt chặt, nhóm dân số này cần cố định ở nơi nào đó.


Cafeland.vn
Theo Economist

  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.