Thời kỳ thanh tra là năm 2017, 2018.
Hơn 1.473 tỷ nợ phải thu
Năm 2017, 2018 Tổng công ty không đạt được kế hoạch doanh thu do UBND thành phố giao. Cụ thể, năm 2017 doanh thu hoạt động kinh doanh là 545,86 tỷ đồng, đạt 76,9% so với kế hoạch năm và chỉ đạt 23,33% so với thực hiện năm trước liền kề. Năm 2018 doanh thu hoạt động kinh doanh là 555,41 tỷ đồng, đạt 72,46% so với kế hoạch năm.
Trong khi đó, chi phí thực hiện trong 2 năm 2017, 2018 đều vượt lần lượt là 1,41,34% và 158,42% so với kế hoạch được UBND TP.HCM giao. Trong quá trình thanh tra, Thanh tra TP.HCM còn thu hồi 54,19 tỷ đồng là số tiền lợi nhuận còn lại chưa nộp ngân sách năm 2018 sau khi trích lập các quỹ theo quy định.
Việc quản lý công nợ, đến thời điểm thanh tra (ngày 20/5/2019), tổng công ty chưa hoàn tất việc đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, tỷ lệ đối chiếu, xác nhận công nợ còn thấp; chưa thực hiện báo cáo về tình hình công nợ năm 2018.
Về quản lý công nợ, kế luận thanh tra chỉ ra tại thời điểm thanh tra, Tổng công ty còn hơn 1.473 tỷ đồng nợ phải thu nhưng chưa thu hồi được, trong đó có khoản nợ phải thu là cổ tức, lợi nhuận được chia với số tiền hơn 304 tỷ đồng, tạo điều kiện cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn.
Ngoài ra, Tổng công ty còn sử dụng tiền từ Quỹ phúc lợi để chi…ủng hộ, tài trợ cho các đơn vị khác làm từ thiện trong năm 2017, 2018 không đúng quy định và chưa thực hiện công khai sử dụng quỹ đến toàn thể cán bộ, người lao động.
Đối với hoạt động đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác: năm 2017, 2018, tổng công ty đã đầu tư tài chính tại 32 đơn vị với tổng giá trị góp vốn là 2.250,4 tỷ đồng, nhưng chỉ có 18/32 đơn vị có lợi nhuận, cổ tức được chia, còn lại 14/32 doanh nghiệp không chia lợi nhuận, cổ tức được chia.
Việc thực hiện đề án tái cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2013-2015: Tổng công ty chưa thực hiện xong đề án tái cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2013-2015 được UBND thành phố duyệt.
Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán: Tính đến thời điểm thanh tra (ngày 11/4/2019), Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn chưa thực hiện xong 3/7 nội dung kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và 1 nội dung kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM.
Nhiều dự án chậm tiến độ
Qua thanh tra điển hình 06 dự án, gồm:
Dự án căn hộ Felisa Riverside tại địa chỉ số 99 Bến Bình Đông (quận 8) do Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn làm chủ đầu tư, có diện tích 2.697,2 m2.
Dự án tại địa chỉ số 557 Bến Bình Đông (quận 8) do Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 làm chủ đầu tư, có diện tích 1.495,9 m2.
Dự án Trung tâm thương mại Bình Đăng tại Quốc lộ 50 (quận 8) có diện tích 4.606,5 m2 do Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 làm chủ đầu tư.
Và các dự án do Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn–TNHH MTV làm chủ đầu tư gồm: Dự án đầu tư xây dựng khu cao ốc văn phòng tại số 257 Điện Biên Phủ (quận 3); Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư An Hội, phường 14 và dự án Chung cư - Nguyễn Kim B (quận 10).
Thanh tra TP.HCM ghi nhận hầu hết đều chậm tiến độ thực hiện dự án và chậm tiến độ thi công. Thậm chí có một số dự án từ khi phê duyệt dự án đến nay đã hơn 10 năm nhưng chưa được đưa vào khai thác sử dụng.
Điều này làm ảnh hưởng đến nguồn vốn doanh nghiệp, gây lãng phí tài sản nhà nước, lãng phí đất đai và có những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong việc chỉ định thầu không đúng quy định, không tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tự thực hiện các gói thầu dự án không đảm bảo năng lực thực hiện...
Dự án Chung cư Nguyễn Kim - Khu B
Thanh tra làm rõ việc thực hiện dự án
Trong các biện pháp xử lý, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã giao Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng phương án xử lý nợ phải thu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có biện pháp thu hổi đúng, đủ số nợ phải thu (đến thời điểm ngày 20/5/2019) là 1.691,35 tỷ đồng, đặc biệt là khoản nợ phải thu là cổ tức, lợi nhuận được chia nhưng chưa có biện pháp thu hồi.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu nghiêm túc thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào tổng công ty theo quy định. Chấm dứt việc sử dụng tiền (là tài sản nhà nước) chi hộ nộp tiền thuê đất, thuế đất chop Công ty CP Hùng Vương, Công ty CP địa ốc 7 và chi hộ trả tiền chi phí thực hiện dự án Nguyễn Kim – Khu B cho đối tác kinh doanh Công ty CP địa ốc Ngân Hiệp. Đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
UBND thành phố cũng yêu cầu Tổng công ty xây dựng biện pháp, giải pháp đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp. Xây dựng phương án tái cơ cấu hoặc thoái vốn tại 14/32 doanh nghiệp đầu tư không có lợi nhuận, cổ tức đuợc chia và bị lỗ.
Thực hiện và hoàn tất việc thoái hết vốn đầu tư tài chính ngoài ngành, không làm thiệt hại cho nhà nước (trước thời điểm cổ phần hóa công ty) theo quy định.
Đồng thời giao Chánh Thanh tra thành phố thành lập Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, làm rõ việc thực hiện dự án Cao ốc văn phòng tại số 257 đường Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3 và dự án Chung cư Nguyễn Kim – Khu B, quận 10 do Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV làm chủ đầu tư; báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo xử lý theo quy định.
-
Dự án 14 năm vẫn trên giấy, lãnh đạo Công ty Intresco nói gì?
Dự án Khu dân cư 6A được Ban quản lý khu Nam TP.HCM phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/500 vào năm 2002. Từ thời gian đó, chủ đầu tư Intresco bắt đầu tiến hành huy động vốn của khách hàng. Tuy nhiên, đã hơn 14 năm trôi qua, dự án này vẫn nằm trên giấy.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.