Vi phạm quản lý đất đai, đấu giá đất
Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, về việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản để quản lý đất đai, nhưng có văn bản ban hành chậm, không toàn diện, có nội dung chưa thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai, dẫn đến mất quyền lợi của người sử dụng đất khi bị thu hồi đất, nguy cơ gây thất thu ngân sách nhà nước khi chuyển mục đích đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp,…
Công tác lập, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cáp huyện còn chậm, vi phạm trình tự, thủ tục. Việc xây dựng ban hành Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024, hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm, tỷ lệ (%) hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 còn vi phạm về trình tự, chưa sát giá thị trường.
Diện tích rừng tự nhiên năm 2017 giảm nhiều so với kiểm kê rừng năm 2014 (giảm 12.030,08ha). UBND tỉnh chưa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, chưa lập Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, không ban hành Khung giá rừng (từ năm 2020 trở về trước) là không đúng quy dịnh của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2024.
Tình trạng khai thác, phá rừng trái pháp luật trên địa bàn tinh Gia Lai diễn biến phức tạp với diện tích rừng bị phá là 9.992,77ha, nhưng còn 71/165 vụ việc tạm đình chỉ điều tra hoặc xử lý hành chính, cần phải được giám sát công tác điều tra, truy tố để tránh bỏ lọt tội phạm.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, trong quản lý sử dụng quỹ đất bàn giao về địa phương, đất công ích; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (đối với các hộ gia đình), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đô thị còn để xảy ra vi phạm.
Có 2.122 trường hợp không đủ điều kiện tách thửa sau khi chuyển mục đích (diện tích đất nông nghiệp còn lại nhỏ hơn 300m2 tại các phường, thị trấn, nhỏ hơn 500m2 tại xã) nhưng được UBND huyện, thị xã và thành phố Pleiku cho phép chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp sang đất ở đô thị.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hầu hết là chậm thời gian so với quy định, còn vi phạm thủ tục.
Ảnh minh hoạ
Có 24 cuộc đấu giá đất vi phạm trình tự, thủ tục. Bên cạnh đó, còn tình trạng chậm nộp tiền trúng đấu giá theo phương án phê duyệt nhưng cơ quan chức năng không huỷ kết quả trúng đấu giá và không thu hồi tiền đặt cọc.
Một số cá nhân thường xuyên trúng đấu giá nhiều lô đất, sau đó bán lại cho người có nhu cầu và kê khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá trúng đấu giá của 373 lô đất thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố có dấu hiệu kê khai không trung thực, nhưng cơ quan chức năng không kịp thời tham mưu xử lý, có nguy cơ làm giảm thu thuế, lệ phí phải nộp.
Trong quản lý sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa còn để vi phạm diễn ra trong thời gian dài. Việc quản lý sử dụng đất nông lâm trường cũng để xảy ra một số vi phạm như để người dân lấn chiếm; kiểm kê, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chưa chính xác,...
Trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, cơ quan chức năng chưa có biện pháp đôn đốc thu nộp về ngân sách nhà nước đối với số tiền sử dụng đất (29.442 triệu đồng), tiền thuê đất (30.722 triệu đồng) của người sử dụng còn nợ và tiền phạt chậm nộp là chưa làm hết trách nhiệm.
Việc miễn tiền thuê đất còn để xảy ra vi phạm, có nguy cơ thất thu ngân sách nhà nước (Công ty Thủy điện An Khê, dự án Trường học ASEAN).
Công tác quản lý, cấp phép, giám sát hoạt động khoáng sản còn để xảy ra một số thiếu sót như: Thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý và chưa kịp thời xử lý đối với các vi phạm tại 8 dự án được thanh tra; việc cấp phép khai thác khoáng sản 3 dự án không thông qua đấu giá, gây lãng phí nguồn tài nguyên khoảng sản, vi phạm quy định của Luật Khoáng sản, Luật Đất đai,… Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa vi phạm Điều 18 Luật Khoáng sản 2010 nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Đề nghị chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan chức năng điều tra, xử lý
Về công tác quản lý đầu tư xây dựng, đối với các dự án vốn ngoài ngân sách, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tiến độ, tình hình thực hiện các dự án đầu tư chưa thường xuyên, thiếu kịp thời, thiếu kiên quyết. Còn nhiều dự án có thời điểm không quản lý, theo dõi, giám sát tiến độ đầu tư, thể hiện buông lỏng quản lý.
Về việc quản lý đầu tư công và thanh tra các dự án vốn ngân sách, UBND tỉnh chậm xây dựng văn bản công bố giá vật liệu trên địa bàn tỉnh, gây khó khăn trong công tác lập dự toán các dự án đầu tư. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 còn để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm, thiếu sót.
Trong xử lý vi phạm hoạt động đấu thầu còn thiếu nghiêm túc, để các nhà thầu có vi phạm các hành vi bị cấm được tiếp tục tham gia và trúng nhiều gói thầu (Công ty TNHH Trang Khuê; Công ty TNHH Thanh Việt; Công ty TNHH xây dựng Xuân Hương), UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan có liên quan, UBND huyện Ia Pa chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để điều tra xử lý theo quy định đối với các vi phạm.
Trong công tác quản lý nguồn vốn đầu tư, còn để nhà thầu chiếm dụng vốn tạm ứng quá hạn kéo dài với số tiền 50,348 tỷđồng,… Công tác quản lý nhà nước đối với nghiệm thu, thanh quyết toán còn nhiều tồn tại, thiếu sót. Công tác quản lý chất lượng công trình chưa được quan tâm, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến một số chủ đầu tư còn vi phạm về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình…
Kiến nghị xử lý trách nhiệm loạt tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm
Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ trách nhiệm của các chủ thể để xảy ra vi phạm, thiếu sót nêu trên, cũng như trách nhiệm của tập thể lãnh đạo UBND tỉnh, tập thể lãnh đạo các sở (KHĐT, TNMT, Tài chính, NNPTNT, Xây dựng), tập thể lãnh đạo thành phố Pleiku, các huyện, thị xã, đơn vị đã được thanh tra (An Khê, Ayun Pa, Đắk Đoa, Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ, Kbang, Ia Grai); người xử lý, trình, ký văn bản có liên quan.
Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn có liên quan về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành được nêu trong kết luận thanh tra.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn có liên quan về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.
Đồng thời Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai thực hiện, khắc phục, xử lý đối với các tồn tại, vi phạm đã được nêu tại Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ.
UBND tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định của mình trong việc xử lý đối với 8 nội dung vi phạm gồm: 1. Vi phạm trong việc Cục Thuế tỉnh Gia Lai miễn tiền thuê đất cho Công ty Thủy điện An Khê - KaNak; 2. Vi phạm trong việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường phổ thông Hoàng Diệu Asean; 3. Vi phạm trong cấp phép khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá được nêu trong kết luận thanh tra; 4. Số tiền tạm ứng quá hạn chưa thu hồi, nguy cơ thất thu ngân sách Nhà nước 23.165 triệu đồng (Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Bình An 20.189 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Trung Đạt 2.976 triệu đồng) của 5 dự án có liên quan đến các vụ án kinh tế do cơ quan tòa án thụ lý, giải quyết; 5. Vi phạm trong hoạt động đấu thầu của các đơn vị đã được nêu tại Văn bản số 1673/SKHĐT-TTr ngày 12.10.2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư; 6. Hành vi kê khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá trúng đấu giá của những trường hợp chuyển nhượng từ 3 lô đất trở lên; 7. Các trường hợp vi phạm quy chế đấu giá, cho phép chậm nộp tiền trúng đấu giá tại dự án Khu quy hoạch khu Trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê; 8. Các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP Pleiku. |
-
Gia Lai muốn sớm đầu tư hai tuyến cao tốc quy mô 6 làn xe
Tỉnh Gia Lai mong muốn được sớm đầu tư hai tuyến cao tốc Ngọc Hồi (Kon Tum) – Pleiku (Gia Lai) dài 90km và cao tốc Pleiku – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dài 160km. Cả hai tuyến cao tốc đều có quy mô 6 làn xe.
-
Thông tin mới về tuyến cao tốc 44.200 tỉ nối Bình Định với Gia Lai đang được quy hoạch đầu tư
Dự án cao tốc Pleiku – Quy Nhơn từng được đề xuất đầu tư với tổng kinh phí 44.200 tỉ đồng. Hiện nay, hai tỉnh Bình Định và Gia Lai tiếp tục nghiên cứu phương án triển khai dự án, trong đó có đề xuất điều chỉnh cắt giảm chiều dài so với ban đầu để tiết giảm số vốn đầu tư.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Gia Lai từ ngày 10/11/2024
Từ ngày 10/11/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ áp dụng theo Quyết định 54/2024/QĐ-UBND do UBND tỉnh Gia Lai ban hành ngày 31/10/2024....
-
Các mảng kinh doanh giảm, Hoàng Anh Gia Lai có lãi từ đâu?
Doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn nên lợi nhuận gộp của HAGL vẫn tăng 17% lên 609 tỷ đồng.
-
Gia Lai sắp xếp nhiều đơn vị hành chính tại thành phố Pleiku, huyện Kbang
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1195/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 – 2025.