Tại cuộc họp, các đại biểu nghe báo cáo về việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực, quốc tế tại Việt Nam; thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước; nhu cầu, tiềm năng, các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Ghi nhận ý kiến tâm huyết của các đại biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ nên phải thảo luận kỹ lưỡng để chọn phương án tốt nhất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP
Về cách tiếp cận, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đi lên bằng năng lực nội sinh, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nói chung, TP.HCM và Đà Nẵng nói riêng, với quyết tâm, cơ chế, chính sách, bước đi phù hợp, làm đến đâu chắc đến đó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Thủ tướng chỉ rõ, mục tiêu của việc xây dựng Trung tâm tài chính là để hình thành thị trường tài chính, phát triển các dịch vụ tài chính và các dịch vụ đi theo để huy động nguồn lực tài chính cho sự phát triển của TP.HCM, Đà Nẵng nói riêng, đất nước nói chung.
Về phạm vi, Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu khoanh lại trong phạm vi nhất định, xác định những thế mạnh của Việt Nam để đề ra các cơ chế, chính sách, phương thức quản lý hiện đại, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Về đối tượng, cần tập trung vào các đối tượng liên quan đến tài chính, ngân hàng và các dịch vụ đi kèm, thị trường vốn.
Về mô hình, Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu, tham khảo các mô hình trung tâm tài chính trên thế giới, tiếp thu các yếu tố tinh túy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam trong hiện tại và tương lai để đưa ra, xây dựng và phát triển mô hình riêng của Việt Nam.
Thủ tướng cũng yêu cầu Đề án cần xác định rõ các điều kiện về hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính, hệ sinh thái; đề xuất cơ cấu, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Cùng với đó, đề xuất khung pháp lý, cơ chế chính sách đặc thù, đột phá, kể cả về chính sách visa, lao động, thuế, nhân lực chất lượng cao… để thu hút mọi nguồn lực tài chính, nhất là tài chính cho các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, ứng phó biến đổi khí hậu…; hình thành thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, an toàn, hội nhập, bền vững.
-
Hồng Kông lấy lại vị trí số 3 từ Singapore, top 3 trung tâm tài chính thế giới
Theo ấn bản mới nhất của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu bán niên được công bố vào thứ Ba 24/9, Hồng Kông đã soán ngôi Singapore để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á sau hai năm.
-
Quy hoạch Đà Nẵng 2021-2030: Với 800.000 tỷ đồng thành phố tương lai sẽ ra sao?
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 95/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch được kỳ vọng tạo động lực phát triển toàn diện, nâng cao vị thế Đà Nẵng t...
-
Những yếu tố cần thiết để hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực
Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng cho biết, ngày 16/1/2025 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam".
-
10.000 sinh viên tại Đà Nẵng đón tin vui
Ngày 16/01, tập đoàn FPT chính thức khởi công Tòa nhà FPT Polytechnic Đà Nẵng tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Đây là công trình đầu tiên trong số 5 dự án mà Công ty Cổ phần FPT sẽ triển khai tại Đà Nẵng trong năm 2025....