Theo đó, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ước đạt 54,1 tỷ USD, tăng 45,7% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại thặng dư 1,3 tỷ USD.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27,7 tỷ USD, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm 2020, có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 5,8 tỷ USD, tăng 114,8% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4 tỷ USD, tăng 50,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,2 tỷ USD, tăng 115,3%;…
Trong tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 5,8 tỷ USD, tăng 111,6%; thị trường EU đạt 2,8 tỷ USD, tăng 14,8%; thị trường ASEAN đạt 2,3 tỷ USD, tăng 31,9%; Nhật Bản đạt 1,9 tỷ USD, tăng 22,7%; Hàn Quốc đạt 1,7 tỷ USD, tăng 24,2%.
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch đạt 26,4 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ, có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 50,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,5 tỷ USD, tăng 29,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,1 tỷ USD, tăng 46,3%; điện thoại và linh kiện đạt 2,6 tỷ USD, tăng 128,3%; vải đạt 1,2 tỷ USD, tăng 32,9%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 9,6 tỷ USD, tăng 72,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 5,1 tỷ USD, tăng 29,3%; thị trường ASEAN đạt 3,4 tỷ USD, tăng 63,3%; Nhật Bản đạt 2 tỷ USD, tăng 52,9%; thị trường EU đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,3%; Hoa Kỳ đạt 1 tỷ USD, tăng 4,2%.
-
Việt Nam đạt mức xuất siêu cao nhất trong 5 năm liên tiếp
CafeLand – Chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19, sự đứt gãy thương mại toàn cầu nhưng tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước. Cán cân thương mại xuất siêu đạt 19,1 tỷ USD, đạt mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp.








-
Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương. Triển vọng tăng trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng tăng trưởng chung, nhưng quan trọng không kém là cách ...
-
Thế chấp tài sản số, tín chỉ carbon tại ngân hàng liệu có khả thi?
Việc thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
-
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.