Đất ven đô tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Với đất nền khu vực ngoại thành thành phố Vinh có nhiều mức giá khác nhau, nhà đầu tư nhà đầu tư cần có khả năng so sánh, định giá, đánh giá đúng giá trị của lô đất nền. Còn đối với những khu vực có hiện tượng tăng giá ảo, người định giá cần kiểm tra và xác định dựa trên các giao dịch thực thay vì dựa trên các giá chào trên thị trường vì giá chào thường bị đẩy lên khá cao. Ngoài ra, người định giá cần phải so sánh với các lô đất tương tự nằm bên ngoài các đô thị mới thay vì so sánh với giá đất ở đang chào bán trong khu đô thị.
Tình trạng đẩy giá, thổi giá cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh, của thành phố, bởi khi các nhà đầu tư thật sự khi vào đầu tư phải chịu một mức giá cao của người có quyền sử dụng đất gây khó khăn cho bồi thường giải phóng mặt bằng.
Trước thực trạng cơn sốt đất nền vùng ven thành phố, ông Võ Văn Sơn cho rằng, cần sự vào cuộc định hướng của UBND tỉnh Nghệ An, các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về đất đai, quản lý đất đai, quản lý giá, sớm bình ổn tình hình. Tiếp đó, công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng theo đúng luật quy hoạch đô thị cũng như chủ trương, lộ trình, tiến độ thực hiện các công trình, dự án.
Về phía chính quyền địa phương cũng khuyến cáo người dân thận trọng trong việc mua bán đất, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà bán hết đất nông nghiệp và đất ở vì sau này sẽ không có đất để sản xuất, làm nhà ở, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và ổn định cuộc sống lâu dài.
Thị trường bất động sản Nghệ An vừa khan hiếm nguồn cung khiến nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư đất nền ven đô. Đặc biệt, sốt giá đất được gắn theo những thông tin về quy hoạch và phát triển hạ tầng sau khi Đề án mở rộng quy hoạch thành phố Vinh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cùng với đó, việc cầu Cửa Hội vừa hoàn thành; kết hợp dự án đường ven biển đoạn Nghi Lộc - Cửa Lò đang được triển khai là những tiêu chí để giới "cò " đất tranh thủ nắm bắt cơ hội thổi giá khiến thị trường bất động sản những địa phương có dự án đi qua tăng nhiệt.
Theo Anh P.Đ.C, sàn giao dịch Đất vàng 37 cho biết, trong khi đất nền các Khu đô thị trong thành phố Vinh chỉ tăng nhẹ thì ngược lại giá đất vùng ven nơi có các dự án đầu tư đi qua tăng gấp từ 2 - 4 lần so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Cụ thể, giá đất mặt đường 72m đoạn gần UBND xã Nghi Phú được giao dịch từ 30 - 50 triệu đồng/m2; gần UBND xã Nghi Phong trước Tết có giá từ 20 - 22 triệu/m2 thì nay có giá từ 24 - 28 triệu/m2; vùng lân cận trước Tết giá trung bình từ 4,5 - 5 triệu/m2, sau Tết đã tăng lên từ 6 - 7 triệu/m2.
Ngoài ra, các vùng như Nghi Đức, Nghi Thái, Nghi Phong, Nghi Kim đất tăng từ 2 - 3 giá so với trước Tết. Chẳng hạn như đất trục đường chính ở Nghi Thái hiện có giá khoảng 12 triệu/m2; các đường nhánh tầm từ 6 - 7 triệu đồng/m2…
Đất nền ven đô tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia bất động sản cho rằng, việc giá đất tăng thời gian qua tại các vùng ven có xuất phát từ nhu cầu thật hay chỉ là tình trạng "sốt giá" và là chiêu trò đẩy giá của các “cò” đất tự vẽ ra.
Đang có nguồn tiền nhàn rỗi, chị Ngô Thanh Huyền ở phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh đầu tư lô đất với giá 650 triệu đồng ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh. Sau gần 2 tháng mua đến nay đã có người muốn mua lại mảnh đất đó của chị Huyền với giá hơn 800 triệu đồng.
“Có rất nhiều dạng đầu tư, có những nhà đầu tư bỏ tiền vốn của mình hoặc vay vốn ngân hàng để mua đi bán lại cho người cần thì ít có chiêu trò đẩy giá lên quá mức. Vì nếu để ngâm lâu chờ lên cao quá sẽ khó bán dẫn đến chậm thu hồi vốn.Với nguồn tiền nhàn rỗi tôi bỏ tiền ra mua một lô đất, sau đó canh thị trường đang lên thì bán lại nhanh với giá cao hơn để kiếm lời trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang mảnh khác”, chị Huyền cho biết.
Không giống như chị Huyền, có những nhóm “cò” đất đa phần là họ tìm kiếm thông tin, kết nối khách hàng với chủ đất, nếu giao dịch thành công họ sẽ nhận được tiền hoa hồng từ người bán hoặc người mua. Tuy nhiên, cũng có tình trạng các nhóm “cò” làm việc trực tiếp với chủ đất làm giá, đặt cọc khoảng từ 15 - 20 triệu đồng làm tin, xem như đất đã là của mình, rồi tung chiêu nghe ngóng tìm khách hàng đẩy giá giao dịch kiếm chênh lệch.
Hình thức này được gọi là “tay không bắt giặc” - không cần bỏ ra khoản tiền lớn mà vẫn có lợi nhuận như các nhà đầu cơ. Đối với những trường hợp như thế này, người chủ đất bán bị thiệt và người mua cũng bị thiệt và chỉ những nhóm “cò” được hưởng lợi.
Theo số liệu thống kê từ chi nhánh Văn phòng đăng ký sử dụng đất thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong 3 tháng đầu năm 2021, lượt giao dịch tại bộ phận một cửa bình quân mỗi ngày có khoảng hơn 50 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020), chưa kể đến các hồ sơ tách thửa và các giao dịch liên quan đến đất đai khác cũng tăng.
-
Nghệ An: Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt khoản vay thế chấp ngân hàng
Gần đây, dư luận tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu bức xúc trước thực trạng nhiều gia đình đang đứng trước nguy cơ bị kê biên, đấu giá tải sản đất và tài sản trên đất liên quan tới khoản vay nợ thế chấp với ngân hàng. Điều đáng nói, hầu hết hơn chục gia đình này đều thuộc diện nghèo và bị cán bộ ngân hàng S. lừa hàng trăm triệu đồng.
-
Tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam có thị trấn biển đầu tiên
Thị trấn Diễn Thành giáp các xã Diễn Hoa, Diễn Kim, Diễn Phúc, Diễn Thịnh, Ngọc Bích và Biển Đông. Đây sẽ là thị trấn có biển duy nhất trên địa bàn Nghệ An cho đến thời điểm này.
-
Đề án Thành phố ánh sáng kích cầu thị trường bất động sản thành Vinh cuối năm 2024
Việc thực hiện Đề án thành phố ánh sáng TP.Vinh không chỉ kích hoạt kinh tế đêm, góp phần định vị bản sắc riêng cho đô thị Vinh, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu bất động sản nhà ở thương mại nơi đây....
-
Hơn 96.000 tỷ để đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Đông Nam
Ngày 6/11, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An đến năm 2040, theo Quyết định số 2981/QĐ-UBND.