Đồng chí Trịnh Việt Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát biểu tại cuộc họp.
Theo đánh giá tiến độ lập quy hoạch của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, các nhiệm vụ triển khai thực hiện lập quy hoạch tỉnh bảo đảm đúng theo kế hoạch đề ra. Các Sở, ngành, địa phương đã tích cực phối hợp cung cấp hồ sơ, tài liệu, tham gia ý kiến góp ý vào các dự thảo báo cáo, đáp ứng các yêu cầu triển khai xây dựng quy hoạch tỉnh. Cơ quan chuyên môn và đơn vị liên danh tư vấn đã khảo sát, thu thập số liệu tại 9 huyện, thành phố, thị xã và các khu vực trọng điểm dự kiến phát triển đô thị, khu cụm công nghiệp. Triển khai phân tích đánh giá, tổng hợp báo cáo đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên gửi các sở, ngành, địa phương rà soát, tham gia ý kiến góp ý vào dự thảo báo cáo đánh giá hiện trạng.
Tuy nhiên, do hiện tại mới có 3/38 quy hoạch ngành quốc gia được lập và thẩm định xong nên phần lớn các ngành, lĩnh vực của tỉnh chưa có thông tin định hướng của quốc gia trên địa bàn làm cơ sở xây dựng và tích hợp quy hoạch vào nội dung quy hoạch tỉnh, mặt khác, dịch bệnh Covid-19 cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các nội dung công việc liên quan.
Tại cuộc họp, đơn vị tư vấn đã báo cáo ý tưởng lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (lần 2). Trong đó, phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù và thực trạng phát triển tỉnh Thái Nguyên; mục tiêu và tầm nhìn đến 2050; dự báo triển vọng, nhu cầu, các kịch bản và lựa chọn phương án phát triển, các chỉ tiêu định hướng phát triển của tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030; các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch; các phương án ý tưởng quy hoạch và phát triển tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Đồng chí Hoàng Đức Khánh - Giám đốc Sở Xây dựng Thái Nguyên phát biểu tại cuộc họp
Các đại biểu dự cuộc họp cũng thấy rằng, ý tưởng lần 2 được xây dựng tương đối toàn diện, đã đánh giá được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để xây dựng các kịch bản phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn cần xem xét các chỉ tiêu về: Kinh tế - xã hội, tăng trưởng, dân số, đô thị hóa, độ che phủ rừng, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ… đảm bảo tính chính xác, có cơ sở khoa học, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tỉnh, đánh giá về vị thế, vai trò của Thái Nguyên cần chính xác về thuật ngữ, khái niệm, đảm bảo các yếu tố lịch sử, văn hóa…
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Việt Hùng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo góp ý bằng văn bản chính thức gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trước ngày 20/7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị tư vấn cần tiếp thu đầy đủ, có chọn lọc, phản biện trên cơ sở khoa học đồng thời cần thảo luận tập thể, tham vấn các ý kiến của chuyên gia để bổ sung, hoàn thiện quy hoạch. Trong tháng 8/2021, Ban Chỉ đạo sẽ trình thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tham gia góp ý trước khi trình các bộ, ngành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Thái Nguyên dự kiến dành hơn 7.000ha đất để phát triển nhà ở 4 năm tới
CafeLand - UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2040.
-
Thái Nguyên có thêm khu công nghiệp hơn 4.000 tỷ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên....
-
Tỉnh duy nhất ở Trung du miền núi phía Bắc sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương sắp khởi công phố đi bộ rộng hơn 5,6ha
Đây không chỉ là dự án hạ tầng đô thị mà còn là chiến lược quan trọng để nâng cao chất lượng sống và thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ của tỉnh này.
-
Sắp vận hành sân vận động lớn nhất miền núi phía Bắc
Sân vận động này khi hoàn thành sẽ là sân vận động lớn nhất miền núi phía Bắc với quy mô 22.000 chỗ ngồi.