Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, với vai trò được giao làm cơ quan đầu mối thực hiện dự án đường Vành đai 3, TP.HCM đã cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã có nhiều buổi làm việc để sớm triển khai dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.
Cụ thể, theo kế hoạch mới nhất, Vành đai 3 TP.HCM sẽ được khởi công vào tháng 6/2023, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch ban đầu. Với kế hoạch mới, dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và hoàn thiện toàn tuyến đưa vào khai thác từ năm 2026.
Dự kiến trong tháng 7, Chính phủ ra nghị quyết triển khai dự án, tháng 8 làm các thủ tục phê duyệt, bàn giao ranh giải phóng mặt bằng.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và khó nhất để đảm bảo tiến độ dự án. Theo đó, từ tháng 10/2022 đến cuối năm 2023 các địa phương cam kết bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng cho dự án, và bàn giao toàn bộ vào tháng 3/2024.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được phê duyệt từ năm 2011 có tổng chiều dài 90km đi qua địa bàn 4 tỉnh thành gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại dự án chỉ mới hoàn thành được khoảng 15km đoạn đi qua tỉnh Bình Dương. 76km còn lại của dự án đang được đốc thúc triển khai.
Trong kì họp Quốc hội vừa qua, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đã được Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư với số vốn lên đến 75.000 tỉ đồng.
Trong kì họp, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của tuyến đường này.
Cụ thể, tuyến đường Vành đai không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị, giảm đi áp lực về giao thông cho các đô thị trung tâm, đồng thời tạo nên một sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng.
Khi tuyến đường này hình thành thì các vùng lân cận quanh đường sẽ hình thành lên các trung tâm đô thị, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối. Đây chính là một nguồn lực rất lớn cho quá trình phát triển ở các vùng.
Đặc biệt, dọc hai bên tuyến đường Vành đai sẽ có thêm hàng ngàn hecta đất trở thành đất vàng, đất bạc, có thêm nhiều khu đô thị, nhiều khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, khoa học, trường đại học…
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản chấp chấp thuận đề xuất của Sở GTVT TPHCM về việc thành lập các tổ công tác thực hiện dự án Vành đai 3 TPHCM.
Cụ thể, Ban chỉ đạo có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết ngay các vấn đề phát sinh cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện các dự án thành phần của thành phố; cơ quan đầu mối, trao đổi, phối hợp với Tổ công tác Chính phủ giải quyết các vướng mắc chung cho toàn dự án, các vấn đề có tính chất liên tỉnh như kỹ thuật, vật liệu, chính sách bồi thường… Ban chỉ đạo họp định kỳ mỗi tháng một lần và xây dựng quy chế làm việc.
Thành lập cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo: Ban chỉ huy dự án của thành phố về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM. Ban chỉ huy dự án được giao nhiệm vụ điều hành giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ban chỉ huy họp định kỳ 2 tuần/lần.
Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng kế hoạch công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ dự án; hướng dẫn UBND TP.Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác bồi thường, GPMB (điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…)
-
TP HCM: Thành lập tổ công tác thực hiện dự án Vành đai 3
Tổ công tác bao gồm Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy, có nhiệm vụ chỉ đạo các vấn đề quan trọng như kỹ thuật, vật liệu xây dựng, chính sách bồi thường…
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.