Ngày 13/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam Mette Ekeroth và Chủ tịch Tập đoàn Vestas Anders Runevad.
Nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện, hỗ trợ của Đan Mạch dành cho Việt Nam nhiều năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, khí hậu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam đang tích cực triển khai Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) trên cơ sở hợp tác với các nước G7, Đan Mạch và các đối tác quốc tế.
Trọng tâm thực hiện là chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng lưới điện thông minh, phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Mette Ekeroth và lãnh đạo Tập đoàn Vestas. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII với nhiệm vụ quy hoạch nguồn điện dựa trên nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế; cơ cấu phù hợp, cân bằng, ổn định giữa các loại nguồn điện…
Theo Phó Thủ tướng, những giải pháp để lưu trữ điện năng, sản xuất và sử dụng hydro xanh, amoniac xanh hay kết hợp với thủy điện tích năng của các nguồn năng lượng tái tạo đều cần đến công nghệ.
Do đó, Việt Nam mong muốn Đan Mạch hỗ trợ về công cụ, chuyên gia, công nghệ, giải pháp để hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, phát triển tối đa năng lượng tái tạo, chuyển đổi nhanh từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới về điện lực nhằm thúc đẩy năng lượng sạch, mua bán điện theo thị trường, trong đó có mua bán điện trực tiếp.
Phó Thủ tướng mong muốn, thời gian tới, hai bên tiếp tục đưa ra những ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực kinh tế xanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật về điện lực, năng lượng, kinh tế tuần hoàn, thị trường carbon; kết nối doanh nghiệp hai nước cùng hợp tác, triển khai các dự án năng lượng tái tạo.
Tại buổi tiếp, bà Mette Ekeroth, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam khẳng định việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Xanh giữa Việt Nam và Đan Mạch có ý nghĩa hết sức quan trọng để hai nước nâng quan hệ hợp tác lên tầm cao mới trong phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng.
Đan Mạch cũng tự hào là một đối tác cung cấp các hỗ trợ về chuyên gia, kỹ thuật giúp Việt Nam xây dựng báo cáo triển vọng năng lượng, nhằm sớm triển khai Quy hoạch Điện VIII, cùng cam kết trong khuôn khổ JETP.
Đánh giá cao ưu tiên phát triển ngành năng lượng tái tạo trong Quy hoạch Điện VIII, Chủ tịch Tập đoàn Vestas cho biết tập đoàn đã thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, lắp đặt thành công khoảng 1.400 MW tuabin điện gió.
Tập đoàn Vestas mong muốn tiếp tục đóng góp vào chiến lược đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo của khu vực, với sự tham gia của các công ty sản xuất thiết bị và các nhà phát triển dự án điện gió.
Trước một số đề xuất cụ thể của lãnh đạo Tập đoàn Vestas, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch Điện VIII không giới hạn phát triển các nguồn điện tái tạo phục vụ cho xuất khẩu, sản xuất hydro, mua bán điện trực tiếp. Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp có năng lực, công nghệ, kinh nghiệm đầu tư vào những dự án cụ thể.
Theo tìm hiểu, Tập đoàn Vestas của Đan Mạch là công ty chuyên thiết kế, sản xuất, bán, lắp đặt và vận hành các tuabin gió. Vestas hiện đã lắp đặt trên 33.500 tuabin gió ở 63 nước trên 5 châu lục. Công ty sử dụng hơn 20.000 nhân viên trên toàn cầu và đã xây dựng các nhà máy sản xuất tại trên 12 nước.
-
“Đại gia” Đan Mạch đầu tư hơn 10 tỷ USD làm dự án điện gió tại Bình Thuận
Copenhagen Infrastructure Partners (CIP - Đan Mạch) đang phối hợp phát triển các dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5GW tại tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư dự kiến 10,5 tỷ USD. Hiện các thủ tục đang được hoàn tất để đưa dự án sẵn sàng đi vào triển khai.
-
Nhiều doanh nghiệp Đan Mạch tìm đối tác đầu tư điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết một số doanh nghiệp của Đan Mạch đang khảo sát, nghiên cứu khả thi, tìm kiếm đối tác đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với giá thành phù hợp.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.