Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu liên tục thay đổi, các sản phẩm container của Việt Nam nổi lên như một điểm sáng nhờ lợi thế chất lượng, giá thành cạnh tranh và vị trí địa lý chiến lược. Vậy, điều gì khiến sản phẩm này lọt vào tầm ngắm của của các "ông lớn" logistics quốc tế?
Cuối tháng 7/2024, Hapag-Lloyd, công ty vận tải container lớn nhất nước Đức và thuộc top 5 công ty vận tải container thế giới, đã đến Việt Nam đặt mua 2.000 vỏ container 20DC do một doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Lô hàng này thiết kế theo tiêu chuẩn của hãng tàu đặt ra, khung gầm được gia cố để chuyên chở hàng hóa trọng lượng lớn, đáp ứng yêu cầu của thị trường vận tải biển.
Container có tải trọng tối đa 32.500kg, phần cửa được trang bị bản lề chống trộm và thiết bị định vị đặc biệt để dễ dàng giám sát trong quá trình vận chuyển.
Vỏ container Hòa Phát được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Được biết, các vỏ container trên được sản xuất tại nhà máy container Hòa Phát tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20 - 40 feet.
Dự kiến Hòa Phát sẽ nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2 vào thời điểm thích hợp để đạt tổng công suất 500.000 TEU/năm.
Nhà sản xuất thép này cho biết, việc hãng tàu Đức đặt mua vỏ container không chỉ mở ra cơ hội hợp tác chiến lược mà còn khẳng định container "made in Vietnam" đã đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tại các thị trường khó tính nhất.
Trước đó, tháng 8/2023, lô hàng 100 container loại 20 feet đầu tiên đã được Hòa Phát tung ra thị trường sau 2 năm đầu tư sản xuất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mới đây nhất, những vỏ container “made in Vietnam” đã được Hòa Phát giới thiệu đến thị trường thế giới tại Triển lãm Intermodal Europe 2024, diễn ra ở Rotterdam AHOY, Hà Lan. Đây là triển lãm B2B lớn nhất trong ngành container và vận tải đa phương thức, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp trong ngành logistics khắp nơi trên thế giới tham dự, giới thiệu sản phẩm.
Container "made in Vietnam" thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…
Tại Intermodal Europe 2024, nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới về vận tải biển, container như hãng tàu Hapag Lloyd và Công ty Leasing SeaCube, Triton, Textainer, CAI, CMA-CMG, Maersk…, các công ty thương mại đến từ Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia đã bày tỏ sự quan tâm tới sản phẩm container được sản xuất tại Việt Nam.
Ưu điểm của container "made in Vietnam"
Container "made in Vietnam" được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo độ bền cao, khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật trong việc vận chuyển hàng hóa xuyên lục địa.
Toàn bộ các quá trình từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất, nghiệm thu sản phẩm được kiểm soát nghiêm ngặt bởi hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tự động hóa cao.
Được biết, nguyên liệu chính cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất. Nhờ đó, sản phẩm này đáp ứng được các tiêu chuẩn ISO đặc thù như TC104, 668,6346,1496-1, 6359…
Nguyên liệu chính cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết
Đồng thời, chi phí lao động tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều quốc gia khác như Trung Quốc hay Ấn Độ, giúp sản phẩm duy trì giá thành cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Về giá vỏ container, hiện nhà sản xuất thép này chưa có báo giá cụ thể. Nhưng trên thị trường, giá vỏ container loại 20 feet mà Hòa Phát vừa xuất xưởng có giá khoảng từ 70 - 90 triệu đồng/chiếc.
Còn về ván sàn cho container, Hòa Phát cho biết đã tìm được một số nhà cung cấp nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung vật tư quan trọng này cho sản xuất. Ngoài ra, nhà cung cấp sơn của nước ngoài đã đầu tư thiết bị sản xuất tại Việt Nam, giúp container Hòa Phát chủ động nguồn cung trong nước và tiết kiệm chi phí.
Đặc biệt, Việt Nam sở hữu hệ thống cảng biển hiện đại, nằm trên tuyến đường vận tải hàng hải quốc tế quan trọng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí logistics mà còn tăng tốc độ giao hàng.
Không chỉ sản xuất container thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhanh chóng bắt kịp xu hướng container lạnh và container thông minh. Đây là phân khúc đang tăng trưởng mạnh, phục vụ cho các ngành vận tải thực phẩm, dược phẩm và công nghệ cao.
Sự linh hoạt trong sản xuất và khả năng tùy chỉnh sản phẩm đã giúp Việt Nam giành được lòng tin của các tập đoàn logistics lớn.
Container "made in Vietnam" không chỉ giúp Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế mà còn là biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia. Sự lựa chọn từ các tập đoàn logistics lớn đã khẳng định vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Hòa Phát cho biết dự án Dung Quất 2 đã có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao như loại thép mỏng nằm trong lốp ô tô, có tiêu chuẩn cao hơn thép đường ray cao tốc.
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
-
Container “made in Vietnam” vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics đến từ Mỹ, Brazil, Ấn Độ...
Sau nhiều năm đầu tư sản xuất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, những vỏ container “made in Vietnam” đã được Tập đoàn Hòa Phát giới thiệu đến thị trường thế giới tại Triển lãm Intermodal Europe 2024.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam nói gì về việc mặt hàng quan trọng xuất khẩu giảm nhiều tháng liền?
Thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường cùng các biện pháp phòng vệ thương mại toàn cầu đang tạo áp lực lớn lên sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược mở rộng xuất khẩu của Hòa Phát....
-
Tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước
VDSC cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025. Theo đó, các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép....