Theo đó, cơn sốt nhà ở kéo dài nhiều thập kỷ qua tại Trung Quốc đã khiến cả giá cả và nguồn cung đều đi chệch hướng và thị trường có thể đã chạm ngưỡng gây ra bất ổn. Dù vậy, thị trường nhà ở vẫn chưa chắc đã là nguyên nhân gây ra nguy cơ khủng hoảng tài chính nhờ các biện pháp điều tiết như giảm tỷ lệ đặt cọc.
Trong khi đó, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia tại Mỹ trong một bài báo nhận định “Cả thu nhập hộ gia đình và tăng trưởng nhân khẩu học tại Trung Quốc, những nhân tố thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường nhà ở trong thời gian gần đây, đều đã giảm tốc và xu hướng giảm dự kiến còn sẽ kéo dài.”
Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi trở lại ở mức 3,2% trong quý 2 vừa qua do các biện pháp của chính phủ nhằm hạn chế tác động của đại dịch và làm hồi sinh hoạt động kinh tế. Trước đó, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sụt giảm ở mức lịch sử trong quý 1/2020 sau đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên ở thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã phải yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tài chính chuẩn bị cho “sự gia tăng mạnh mẽ” các khoản nợ xấu để chủ động chống đỡ khi hệ thống tài chính bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cú sốc từ tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước.
Sự phụ thuộc quá mức của Trung Quốc vào lĩnh vực bất động sản và mối liên kết chặt chẽ của nó với các ngành khác như đồ nội thất và dịch vụ cho thuê lưu trú khiến sự sụt giảm của thị trường nhà ở có thể tác động lên toàn bộ nền kinh tế. Theo ước tính, bất động sản và các ngành liên quan tới bất động sản đóng góp khoảng 29% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.
Theo báo cáo của hai tác giả trên: “Nếu hoạt động bất động sản tại Trung Quốc giảm 20%, thì GDP sẽ giảm 5-10%, ngay cả khi không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngân hàng, hoặc việc thế chấp bất động sản làm tài sản đảm bảo”.
Bất chấp khả năng can thiệp và điều tiết thị trường của chính quyền Trung Quốc, nhất là quy định hạn chế đầu cơ gần đây, tình hình hiện tại “sẽ khiến chính phủ và ngân hàng trung ương gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình hình” và “gây ra rủi ro đáng kể ngay cả khi giá nhà giảm nhẹ so với mức tăng thường thấy”.
-
Kinh doanh sa sút, nhà đầu tư Trung Quốc buộc phải bán lỗ bất động sản ở Hồng Kông
CafeLand - Các nhà phân tích cho biết suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và làn sóng lây lan Covid-19 thứ 3 ở Hồng Kông đã khiến một số người đại lục giảm danh mục sở hữu bất động sản ở đặc khu này.








-
Bất động sản Trung Quốc: Đã thấy tín hiệu phục hồi sau nhiều năm suy giảm?
Các nhà phân tích của UBS vừa trở thành những người mới nhất nâng kỳ vọng rằng thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc sắp ổn định. Theo phân tích của CNBC trên dữ liệu từ Wind Information, doanh số bán nhà hiện hữu tại năm thành phố...
-
Bất động sản Trung Quốc: Từ đỉnh cao huy hoàng đến vực sâu khủng hoảng
Thị trường bất động sản Trung Quốc từng phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với nguồn dư thừa nhưng giá nhà cao, nền kinh tế nước này hiện đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ bong bóng bất động sản....
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...