Họ cũng sẽ đẩy nhanh kế hoạch đầu tư cổ phiếu trị giá 1,5 tỷ USD dự kiến thực hiện vào năm sau. SoftBank cũng dự kiến mua tối đa 3 tỷ USD cổ phiếu từ các cổ đông hiện tại.
Quỹ đầu tư của SoftBank - Vision Fund sẽ đổi toàn bộ cổ phần trong các liên doanh của WeWork tại châu Á (trừ Nhật Bản) để lấy cổ phiếu công ty này. SoftBank hiện là cổ đông lớn nhất của WeWork.
Với thỏa thuận này, SoftBank sở hữu 80% cổ phần WeWork, tăng đáng kể so với mức gần 30% mà SoftBank và Vision Fund được cho là đang nắm giữ.
Theo CNN, gói giải cứu này định giá WeWork là 8 tỷ USD, kém xa giá trị được định giá vào tháng 1/2019 là 47 tỷ USD.
Người sáng lập WeWork, Adam Neumann, trong khi đó sẽ rời khỏi hội đồng quản trị của công ty, để được thay thế bởi giám đốc điều hành SoftBank và Chủ tịch điều hành mới được bổ nhiệm Marcelo Claure.
Thỏa thuận này cũng đưa SoftBank, một tập đoàn Nhật Bản không có kinh nghiệm về bất động sản bước vào tái cấu trúc startup kỳ lân.
Masayoshi Son, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Softbank, cho biết trong một tuyên bố rằng tập đoàn Nhật Bản tin tưởng vào tầm nhìn của WeWork. Vị này cũng cho rằng khi một công ty tiên phong ở lĩnh vực công nghệ như WeWork gặp các thách thức khi tăng trưởng là chuyện không có gì lạ.
-
SoftBank dự tính bơm 5 tỷ USD vào WeWork
CafeLand - Theo tờ Nikkei Asian Review, Tập đoàn SoftBank sẽ rót khoảng 5 tỷ USD cho công ty mẹ của WeWork khi startup này không vay được 5 tỷ USD từ JP Morgan.