Theo VnExpress, Văn phòng Chính phủ cho biết đã nhận được đề xuất, ý kiến của các bộ ngành, TP Hà Nội liên quan đến tái đầu tư dự án Tòa tháp trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (tháp Vicem - lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội), vốn bị bỏ hoang 8 năm nay.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tiếp tục đầu tư, hoàn thiện dự án này.
Dự án Trung Tâm điều hành và giao dịch Vicem tại Lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội bỏ hoang nhiều năm
Trước đó, hồi tháng 5/2023, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề xuất Thủ tướng về việc cho Vicem tiếp tục hoàn thiện dự án để đưa vào kinh doanh, khai thác. Đề xuất này dựa trên chính nhu cầu của Vicem sau nhiều năm doanh nghiệp dừng xây dựng dự án.
Được biết, tòa tháp Vicem được Tổng công ty Xi măng Việt Nam đầu tư từ năm 2010 trên khu đất rộng gần 8.500 m2, diện tích xây dựng là 2.800 m2; quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh khoảng 2.743 tỷ đồng.
Mục tiêu đầu tư tòa tháp ngàn tỷ của Vicem (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) là xây dựng trụ sở làm việc của tổng công ty, các đơn vị thành viên, hội trường và trung tâm thương mại quảng bá sản phẩm
Nhưng sau 5 năm xây dựng hoàn thành phần thô của tòa tháp, từ tháng 8/2015, Vicem bất ngờ để hoang hóa đến nay.
Nhằm tránh lãng phí, trong giai đoạn 2016-2021, Vicem nhiều lần đề nghị Bộ Xây dựng cho phép lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng tòa tháp để hoàn vốn đầu tư. Bộ Xây dựng cũng báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận cho Vicem chuyển nhượng dự án vào năm 2017.
Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa chuyển nhượng được do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp luật đầu tư, đất đai, việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà đất thuộc doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, việc chuyển nhượng dự án diễn ra trong giai đoạn thị trường bất động sản, đặc biệt phân khúc trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê gặp nhiều khó khăn, nên Vicem chưa thực hiện được.
Để tránh tình trạng hoang hóa tòa tháp tiếp tục kéo dài, Vicem đề nghị được tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án. Nếu được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ rà soát lại dự án cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm và tuân thủ pháp luật.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Vicem cho rằng Tổng công ty đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu Xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
Nguyên nhân của tình trạng trên là do lĩnh vực bất động sản đóng băng, cả nước không có dự án lớn nào khởi công hay xây dựng; Trung Quốc không nhập khẩu xi măng của Việt Nam. Trong khí đó, giá điện, than, vật tư, nguyên liệu đầu vào để sản xuất xi măng đều tăng đáng kể làm cho Vicem như đứng ngồi trên đống lửa.
Xác định nửa cuối năm 2023, tình hình thị trường xi măng trong và ngoài nước còn nhiều biến động, Vicem đã đề ra hàng loạt giải pháp để duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống và thu nhập cho người lao động.
Thời gian tới, Vicem sẽ chú trọng công tác duy tu, bảo trì sản xuất ổn định; thực hiện tiết giảm chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để nâng cao sản xuất kinh doanh. Đồng thời, bám sát tình hình thực tế, phối hợp chặt chẽ giữa khối sản xuất và tiêu thụ để rà soát, xây dựng các kịch bản và linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Cùng với đó, đa dạng sản phẩm xi măng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng, của các thị trường; nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu chất lượng của các thị trường khó tính.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại công ty xi măng lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Hà Nội có thêm 2 khu công nghiệp quy mô hơn 300ha
UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1.2000 đối với 2 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, tổng diện tích quy hoạch hơn 300ha.
-
Hà Nội thu hồi hơn 15.000 m2 đất của THT trong Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây
Cổng thông tin điện tử UBND TP.Hà Nội cho biết, ngày 9/1, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 142/QĐ-UBND về việc thu hồi 15.087m2 đất tại ô đất B1CC4 dự án khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake Tây Hồ Tây), phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ...
-
Thu hồi 1,5ha đất tại khu đô thị đắt đỏ bậc nhất Thủ đô
UBND TP. Hà Nội mới đây đã có động thái thu hồi hơn 1,5ha đất tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm (tên thương mại Starlake Tây Hồ Tây).