Theo cơ quan thanh tra, ngôi nhà 69 Nguyễn Du có diện tích 655,6m2, trên nền đất 596,7m2, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước do Công ty Quản lý và Phát triển nhà thuộc Sở Xây dựng Hà Nội quản lý. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm văn phòng làm việc đến đầu năm 2008 hợp đồng thuê hết hạn, sau đó chưa ký lại.
Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PCV) là đơn vị trực thuộc của PVN, không liên quan đến cơ sở nhà đất này.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước thì thẩm quyền quyết định việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất này thuộc UBND thành phố Hà Nội.
“Việc PVC, PVN, UBND thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Tài chính trình Phó thủ tướng cho phép UBND thành phố Hà Nội bán chỉ định cơ sở nhà đất 69 Nguyễn Du cho PVC để xây dựng trụ sở làm việc là không đúng thực tế”, kết luận thanh tra chỉ rõ.
Sau khi mua, PVC không đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mà đề xuất và được PVN đồng ý thông qua chủ trương cho phép PVC chuyển nhượng cơ sở nhà đất trên.
Khu đất "vàng 69" Nguyễn Du. Ảnh: Thanh Niên
Sau đó, PVC thuê Công ty cổ phần Sông Đà Toàn Cầu tư vấn đấu giá, phê duyệt giá khởi điểm và ủy quyền cho Công ty tư vấn bán đấu giá trong khi UBND thành phố Hà Nội chưa có quyết định giao đất cho PVC là không đúng quy định của pháp luật về đất đai và đấu giá.
Cũng theo kết luận thanh tra, tháng 12/2009, PVC ký hợp đồng (không số) chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành.
Điều đáng nói, khi tổ chức đấu giá, công nhận kết quả trúng đấu giá, PVC chưa được UBND thành phố Hà Nội giao đất. Vì vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 69 Nguyễn Du là không có cơ sở pháp lý, sai quy định.
Thanh tra Chính phủ khẳng định, trách nhiệm để xảy ra những sai phạm trên thuộc về PVC, PVN, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính và cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 69 Nguyễn Du.
Vì vậy, cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội phối hợp với PVN rà soát để thu hồi và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thu hồi cơ sở nhà đất này.
Đến ngày 31/10/2020 chưa thực hiện được việc thu hồi thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
-
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Phải kiểm điểm vì “quản lý nhà đất chưa phù hợp”
Hôm qua, 25-7, UBND TP Hà Nội đã triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý các cơ sở nhà đất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sử dụng trên địa bàn Hà Nội.








-
Handico trả cổ tức trở lại bằng cổ phiếu
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khoán: NHA) công bố ngày 27/05/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu. Đây là lần chia cổ tức đầu tiên của doanh nghiệp k...
-
Hà Nội chấp thuận cho 148 dự án bất động sản thí điểm, hơn 840ha đất được đưa vào danh mục
UBND TP Hà Nội vừa phát đi Thông báo số 493/TB-UBND, chính thức chấp thuận cho các tổ chức kinh doanh bất động sản thực hiện 148 dự án thí điểm, mở ra cơ hội đầu tư lớn trên quỹ đất hơn 840 ha, trong đó có gần 170 ha đất trồng lúa....
-
Nhà ở sinh viên Pháp Vân-Tứ Hiệp bỏ hoang nhiều năm, Bộ Xây dựng đề xuất xử lý thế nào?
Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội đẩy nhanh việc chuyển đổi công năng Dự án Nhà ở sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp thành dự án nhà ở xã hội chống thất thoát, lãng phí dự án này....