Cùng với đó, nguồn thu ngân sách thành phố từ tiền sử dụng đất cũng sụt giảm mạnh. Cụ thể, hai tháng đầu năm 2019 ghi nhận sự sụt giảm đến 76% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nợ thuế trong hai tháng đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố lên đến 10.110 tỉ đồng, tăng 13,5% so với thời điểm 31/12/2018.
Cũng theo HoREA, quá trình rà soát, thanh tra các dự án càng kéo dài sẽ càng gây bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh. Số lượng dự án bị giảm dẫn đến số lượng nhà ở đưa ra thị trường cũng bị sụt giảm, không có lợi cho cả cho người mua nhà và thị trường bất động sản.
Số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng theo đó cũng bị sụt giảm từ 30-50% do các chủ đầu tư bất động sản thiếu nguồn dự án mới.
Từ những thực tế trên, HoREA kiến nghị UBND thành phố và Thanh tra Chính phủ khẩn trương xem xét, giải quyết đối với hơn 30 dự án còn đang được các cơ quan chức năng rà soát, thanh tra, vừa đảm bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người mua nhà.
Ngoài ra, Hiệp hội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành sớm kết luận, xử lý khoảng 300 mặt bằng đất công thuộc diện bị thu hồi quyết định hoặc văn bản về sử dụng đất.
Đơn vị này đề xuất phân loại 300 mặt bằng đất công nói trên thành ba nhóm.
Nhóm một gồm các mặt bằng về cơ bản thực hiện đúng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sớm được giải tỏa cho người sử dụng đất.
Nhóm hai gồm các mặt bằng có sai phạm về quy trình, thủ tục, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước ở mức độ không lớn. Với nhóm này có thể yêu cầu người sử dụng đất hoàn thành các thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với Nhà nước nếu có.
Cuối cùng là nhóm các mặt bằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Từ việc phân loại, hiệp hội kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm có kết luận, giải quyết cụ thể đối với từng trường hợp.
Trước đó, tại Hội nghị lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp bất động sản, Giám đốc Sở Tài chính cho biết có khoảng 300 mặt bằng đất công thuộc diện bị thu hồi quyết định hoặc văn bản về sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Trong đó, có những mặt bằng đang thực hiện các dự án bất động sản.
-
Nguồn cung đất nền TP.HCM sụt giảm mạnh
CafeLand - Quý 1/2019 chỉ có 2 dự án đất nền đáng chú ý mở bán, bao gồm 1 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 1 dự án trước đó cung cấp ra thị trường khoảng 259 nền, theo DKRA Việt Nam.
-
Hôm nay (23/1) sẽ thông xe tạm hai đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
Ngày 23/1, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ chính thức thông xe tạm hai đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...