Hiện nay, một số tổ chức tín dụng vẫn còn tình trạng cổ đông là tổ chức sở hữu trên 15% vốn điều lệ, cổ đông và người có liên quan sở hữu trên 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trong đó tỉ lệ sở hữu lớn chủ yếu tại một số doanh nghiệp nhà nước chưa khắc phục xong.
Nhiệm vụ tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đang bước vào giai đoạn 2, sau 3 năm khởi động ở giai đoạn 1 với những kết quả bước đầu. Ở giai đoạn này, thị trường kỳ vọng sẽ xây dựng được khung chính sách pháp luật làm căn cứ thực hiện và tăng cường vai trò quản lý cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Kết quả ban đầu
Nhìn từ vụ tái cơ cấu NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có thể thấy cơ quan quản lý đã có bước đi mới trong việc giảm sở hữu chéo NH. Đó là việc ông Dương Công Minh, nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, trước khi ứng cử vào HĐQT Sacombank đã cùng Tập đoàn Him Lam bán toàn bộ số cổ phiếu nắm giữ tại LienVietPostBank. Him Lam từng là cổ đông sáng lập, đồng thời là cổ đông lớn nhất tại LienVietPostBank khi sở hữu tới 14,98% vốn điều lệ, tương đương 96,77 triệu cổ phiếu, sau ngày 23-6 đã không còn là cổ đông của LienVietPostBank. Sau đó, ông Dương Công Minh được đại hội cổ đông Sacombank bầu làm Chủ tịch HĐQT NH này.
Như vậy, không chỉ ông Dương Công Minh phải thoái vốn tại LienViet PostBank mà cả "người có liên quan" cũng phải thoái vốn để đáp ứng yêu cầu theo Thông tư 36/2014 của NHNN. Đây cũng chính là nội dung quan trọng của Đề án 1058 về tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với yêu cầu cụ thể là giao NHNN rà soát, sửa đổi, bổ sung khái niệm "người có liên quan" để bao quát rộng hơn các trường hợp có cùng lợi ích. Theo đó, bảo đảm xác định được "cổ đông đích thực", "cổ đông hưởng lợi cuối cùng", tăng thẩm quyền và trách nhiệm của NHNN trong việc kiểm soát cổ đông, nhóm cổ đông lớn ở cả 2 khâu tiền kiểm và hậu kiểm.
Các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo đã được Ngân hàng Nhà nước xử lý bước đầu Ảnh: TẤN THẠNH
Báo cáo tổng kết thi hành Luật Các TCTD 2010, NHNN cho biết sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống NH, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo đã được xử lý một bước quan trọng. Tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng NH được xử lý cơ bản. Đến nay, số cặp TCTD sở hữu chéo giảm từ 7 còn 3 cặp. Số lượng TCTD cũng giảm được khoảng 22 tổ chức.
Tình trạng sở hữu chéo hiện vẫn còn ở một số TCTD lớn. Trước khi có quy định về tỉ lệ sở hữu theo Thông tư 36 (quy định mỗi NH chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 NH khác, mức nắm giữ là dưới 5% cổ phần), Vietcombank vẫn nắm giữ 9,8% cổ phần MBB, 8,2% Eximbank, 5,26% SaigonBank và 4,6% OCB. Đến ngày 18-7, NH này vẫn nắm giữ 7,16% vốn điều lệ MBB, 8,19% vốn điều lệ Eximbank, 4,3% vốn điều lệ SaigonBank và 5,7% vốn điều lệ OCB.
Còn sở hữu hộ, sở hữu che giấu
Theo NHNN, hiện một số TCTD vẫn còn tình trạng cổ đông là tổ chức sở hữu trên 15% vốn điều lệ, cổ đông và người có liên quan sở hữu trên 20% vốn điều lệ của TCTD, trong đó tỉ lệ sở hữu lớn chủ yếu tại một số doanh nghiệp (DN) nhà nước chưa khắc phục xong việc thoái vốn. Tình trạng sở hữu, sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bước được kiểm soát nhưng trong thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tình trạng chi phối, thao túng hoạt động NH chưa được xử lý triệt để.
Thực tiễn cho thấy rất khó phát hiện và kiểm soát đối với trường hợp cố tình sở hữu hộ hoặc sở hữu che giấu qua nhiều chủ thể. Các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo mặc dù đã dần được xử lý nhưng một số TCTD vẫn đang có sở hữu cổ phần lẫn nhau hoặc sở hữu qua lại với DN.
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng - cho rằng việc giảm sở hữu chéo NH thực hiện chậm và chưa triệt để chủ yếu do thiếu quy định và sự quyết liệt xử lý. Thông tư 36 đã quy định rõ thời hạn nhưng các NH vi phạm vẫn không bị xử lý. Đây là một trong những nguyên nhân cản bước quá trình tái cơ cấu các TCTD trong thời gian qua.
Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực nhận định sở hữu chéo NH là vấn đề có quá trình lịch sử. Bản chất sở hữu chéo không phải quá xấu, vấn đề là kiểm soát, quản lý như thế nào vì nền kinh tế Việt Nam có quy mô nhỏ, DN khởi nghiệp phải góp vốn từ nhiều bộ phận khác nhau. Cần có cơ chế kiểm soát vốn góp, công khai, minh bạch và có chế tài nghiêm đối với các trường hợp vi phạm như rút giấy phép, tước quyền cổ đông... Theo TS Cấn Văn Lực, giảm sở hữu chéo NH cần có các giải pháp đồng bộ như giảm tỉ lệ cổ phần nắm giữ, tăng minh bạch thông tin, trong đó có việc yêu cầu các NH cổ phần phải niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tô Hà (NLĐ)
VIP
BÁN GẤP DÃY TRỌ NGAY KCN TÂN QUY-CỦ CHI 6X40 MT NHỰA 12M GIÁ 890TR SHR
890 triệu- 240m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
VIP
Nhà Gò Vấp giá rẻ Lê Quang Định 1 trệt 1 lầu.
2 tỷ 550 triệu- 24m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
CĂN HỘ OPUS ONE VINHOMES QUẬN 9 - LIỀN KỀ VINCOM LỚN NHẤT MIỀN NAM
39 triệu - 85m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0986354***
VIP
Duy nhất 1 suất nội bộ CĐT LA Home chiết khấu 15% vốn đầu tư chỉ 745tr/ căn 90m2
745 triệu- 90m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0962930***
VIP
ĐẤT NGAY CHỢ, TRƯỜNG HỌC kinh doanh mọi nghề 15x75 có thổ cư, đường thông 2 đầu
1 tỷ 900 triệu- 1175m2
Đức Huệ, Long An
Hôm nay
0909173***
VIP
Bán Nhà Hẻm Xe Hơi Tân Bình, gần Mũi Tàu Trường Chinh, 3 Tầng Mới, 58m2 chỉ 5.2t
5 tỷ 200 triệu- 58m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
Nhà chính chủ sổ hồng riêng, 1 trệt 1 lầu, 2PN 2WC, hẻm 4m, tặng nội thất
3 tỷ 450 triệu- 40m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0939241***
VIP
CHUNG CƯ CAO CẤP TP VŨNG TÀU, DỰ ÁN VUNG TAU CENTRE POINT. NHẬN NHÀ QUÝ 2/2025
4 tỷ 700 triệu- 91m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0989186***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.