Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có công văn nhắc nhở CTCP Ðầu tư Thương mại SMC về việc chậm công bố thông tin Nghị quyết HĐQT thông qua hợp đồng, giao dịch với bên liên quan.
Đầu tư Thương mại SMC bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhắc nhở do chậm công bố thông tin
Cụ thể, ngày 24/3, HoSE nhận được công văn số 94/2023/CV-SMC ký ngày 24/3 của SMC công bố thông tin bổ sung Nghị quyết HĐQT số 75/2022/NQ-HĐQT ngày 2/1/2022 thông qua chủ trương ký các hợp đồng nguyên tắc, mua bán, dịch vụ giữa các bên liên quan của CTCP Đầu tư Thương mại SMC và công văn 93/2023/CV-SMC giải trình về việc chậm công bố thông tin.
HoSE cho rằng, Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như Quyết định của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT thông qua hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ hoặc người có liên quan của công ty đại chúng.
“CTCP Đầu tư Thương mại SMC đã chậm công bố thông tin và nhắc nhở đề nghị nghiêm túc tuân thủ các quy định trên thị trường chứng khoán”, HoSE nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 20/3, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM đã có thông báo bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đối với cổ phiếu SMC của CTCP Ðầu tư Thương mại SMC. Theo đó, 73,6 triệu cổ phiếu SMC vào diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BTCT hợp nhất kiểm toán năm 2022 là con số âm.
Theo Báo cáo đã công bố, năm 2022, SMC ghi nhận doanh thu đạt 23.152 tỉ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ song lợi nhuận thuần sau thuế lại âm 645 tỉ đồng, giảm mạnh so với con số 901 tỉ đồng lãi trong năm trước đó. Với kết quả đạt được, mục tiêu lợi nhuận cả năm SMC đặt ra là 150 tỉ đồng đã "trôi" rất xa.
Tại ngày 31.12.2022, tổng tài sản của SMC đạt 8.339 tỉ đồng, giảm 670 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tồn kho chiếm 1.573 tỉ đồng, giảm tới 710 tỉ đồng so với cuối quý trước. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá cho khoản mục này 108 tỉ đồng vào cuối quý 4 trong khi thép SMC không trích lập dự phòng tại thời điểm cuối quý 3.2022.
Hiện nay, SMC là một trong những doanh nghiệp ngành thép đang cung cấp trực tiếp nguyên vật liệu xây dựng cho khách hàng là các công ty xây dựng, chủ đầu tư mà chưa thu tiền.
Trong đó, Novaland hiện đang là một trong những khách hàng lớn của SMC trong mảng phân phối thép xây dựng. Hồi đầu năm 2022, SMC đã cùng Novaland hợp tác cung cấp thép xây dựng tại các dự án của doanh nghiệp địa ốc này trong giai đoạn 2022-2026. Phía SMC cho biết, hiện công nợ phát sinh với Novaland đã quá hạn.
Trong ngắn hạn, SMC cho biết có thể sắp xếp với các ngân hàng và nhà cung cấp để kéo dài thời gian thanh toán trong khi chờ đợi chủ đầu tư cải thiện thanh khoản.
-
Phát sinh công nợ 1.000 tỉ với Novaland có thể khiến SMC thua lỗ quý thứ ba liên tiếp?
Sau khi lỗ hai quý liên tiếp, CTCP Đầu tư Thương mại SMC có thể lỗ thêm 2 tỉ đồng trong quý đầu năm 2023 do thị trường bất động sản suy yếu và khoản công nợ phát sinh quá hạn từ các chủ đầu tư.
-
Sở hữu 10 nhà máy và hơn 7.400 lao động, lợi nhuận nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam được dự báo ra sao năm 2025?
Sau khoản lỗ 187 tỷ đồng trong quý 4 niên độ tài chính 2023-2024, lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen có thể tăng 37% trong năm 2025, đạt 700 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ tăng và giá thép ổn định....
-
Chủ đầu tư dự án gang thép 8.100 tỷ “đắp chiếu” 17 năm tại Thái Nguyên kinh doanh ra sao sau 11 tháng?
Dự án Tisco 2 do Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư có tổng vốn ban đầu 3.843 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.