Phối cảng Cảng Trần Đề có vốn đầu tư 50.000 tỉ trong giai đoạn đầu
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Bộ GTVT, tính toán tới năm 2030, tổng nhu cầu đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỉ đồng. Trong số đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 123.689 tỉ đồng, gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 10.246 tỉ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 113.443 tỉ đồng (chỉ gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).
Giai đoạn 2026-2030, vốn đầu tư hạ tầng hàng hải cần khoảng 227.811 tỉ đồng, gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 66.616 tỉ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 161.195 tỉ đồng.
Theo quy hoạch, sẽ ưu tiên đầu tư nâng cấp tuyến luồng hàng hải Vũng Tàu-Thị Vải phục vụ tàu đến 200.000 tấn giảm tải (18.000 Teu); Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu-giai đoạn 2 cho tàu đến 20.000 tấn giảm tải; nâng cấp luồng vào Cảng Nghi Sơn cho tàu đến 50.000 tấn, luồng Thọ Quang cho tàu đến 10.000 tấn, luồng Quy Nhơn cho tàu đến 50.000 tấn và các tuyến luồng khác…
Đối với các bến cảng biển, ưu tiên đầu tư và đưa vào khai thác các bến từ số 3-8 tại khu bến Lạch Huyện; khởi động tại khu bến Liên Chiểu, các bến cảng chính thuộc cảng biển loại 1; các bến khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn gắn trung tâm điện lực than, khí, xăng dầu, luyện kim; các bến phục vụ khu kinh tế ven biển.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải sẽ kêu gọi đầu tư các bến cảng tại các cảng biển tiềm năng Vân Phong và Trần Đề; đầu tư khu bến Nam Đồ Sơn (Hải Phòng), các bến cảng tại khu vực Cái Mép Hạ và hạ lưu Cái Mép Hạ, bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) và khu bến Trần Đề (Sóc Trăng).
Phối cảnh cảng trung chuyển Cần Giờ
Trong số các dự án trên, Trần Đề và Cần Giờ là hai cảng biển được quan tâm đặc biệt bởi quy mô dự án cũng như vốn đầu tư dự kiến lên đến nhiều tỉ USD.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì cảng biển Sóc Trăng được phân loại là cảng biển loại III, thuộc nhóm cảng biển số 5.
Trần Đề được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt khi hình thành cảng cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, xác định một trong những nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải là kêu gọi đầu tư khu bến cảng Trần Đề, giai đoạn khởi động với nhu cầu vốn lên đến 50.000 tỉ đồng.
Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, quy mô đầu tư bến cảng ngoài khơi Trần Đề gồm có: cầu cảng dài 5.300 mét; hệ thống kè/đê chắn sóng dài 9.800 mét; cầu vượt biển dài 17,8km…
Đồng thời sẽ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác bao gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước, phòng cháy chữa cháy và các công trình phụ trợ khác đảm bảo hoạt động khai thác cho toàn bộ khu cảng cho từng giai đoạn.
Khu dịch vụ hậu cần cảng, logistics có tổng diện tích khoảng 4.000ha. Khu này cơ sở hạ tầng bao gồm: san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện động lực, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc để kêu gọi nhà đầu tư thuê cơ sở hạ tầng…
Trong khi đó, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đang được nghiên cứu đầu tư tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Dự án này có vốn đầu tư lên đến 5,5 tỉ USD với sự tham gia của hãng tàu container lớn nhất thế giới - Mediterranean Shipping Company (MSC).
Theo đơn vị tư vấn đề xuất, dự án dự kiến khởi công vào năm 2024 và triển khai 7 giai đoạn. Siêu cảng khi hoàn thành vào năm 2045 sẽ có 7,2km cầu cảng, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 TEU), công suất thông qua 10 - 15 triệu TEU.
Dự án dự kiến tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 người lao động và đóng góp trực tiếp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, phí ước tính từ 34.000 - 40.000 tỉ đồng/năm.
-
Quy hoạch 5 nhóm cảng biển với kinh phí khoảng 300.000 tỷ đồng
Trong giai đoạn 2021 – 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ được chia làm 5 nhóm. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 300.000 tỷ đồng.
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....