Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo thị trường bất động sản quý 2 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS).
Giảm giá vẫn ế
Theo VARS, nền kinh tế đã bắt đầu vận hành trở lại với những biến số tích cực, trong đó GDP và doanh thu bán lẻ nửa đầu năm 2022 lần lượt tăng trưởng 6,42% và 11,7% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, trái ngược với không khí náo nhiệt và đông đúc tại các trung tâm thương mại và khu vui chơi giải trí, các dãy shophouse tại các dự án khu dân cư vẫn đìu hiu vì không có khách thuê.
Hiệp hội này nhận định Covid-19 đã tái định hình thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng giảm tiếp xúc trực tiếp, ưu tiên trải nghiệm tại các không gian rộng, đa dạng và thú vị. Với những điều kiện này, shophouse tại các khu chung cư có quy mô vừa và nhỏ chịu “lép vế”.
Nhu cầu thuê không nhiều, cùng với nguồn cung không ngừng được cung cấp mới ra thị trường khiến đầu tư shophouse trong giai đoạn này trở nên rủi ro hơn trước. Ảnh minh họa
VARS dẫn chứng những căn shophouse của một dự án nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ sầm uất nhưng vẫn vắng bóng người thuê. Khó khăn trong việc gửi xe khách hàng (xe máy và ô tô) khiến các cửa hàng không còn mặn mà với khu vực này như trước.
Tại khu vực Thủ Thiêm, các căn shophouse dọc theo trục đường Nguyễn Cơ Thạch đang được rao giá thuê từ 120-140 triệu đồng/tháng, bằng một nửa so với giá trước dịch Covid-19, nhưng vẫn không có khách hỏi thuê.
Trong khu vực Cát Lái, tình hình cũng chẳng khá hơn khi các căn shophouse được chào giá thuê chỉ 15-20 triệu đồng/tháng vẫn vắng khách.
“Sau đợt dịch bệnh năm 2021, hàng loạt các cửa hàng trả mặt bằng và tạm dừng kinh doanh. Khi dịch bệnh qua đi, họ có cơ hội tìm các mặt bằng mới với mức giá dễ chịu hơn và shophouse không nằm trong danh sách ưu tiên do sự bất tiện trong di chuyển cùng e ngại không đủ lưu lượng khách vãng lai, từ cả trong và ngoài khu dân cư”, VARS cho biết.
VARS đánh giá nhu cầu thuê không nhiều, cùng với nguồn cung không ngừng được cung cấp mới ra thị trường khiến đầu tư shophouse trong giai đoạn này trở nên rủi ro hơn trước.
Giá shophouse có thể chững lại
Hội môi giới dự báo, giá cho thuê shophouse được dự báo sẽ tiếp tục giảm khoảng 15-20% trong nửa cuối năm nay. Shophouse vẫn là một trong những tài sản đầu tư được ưa chuộng nhờ mức tăng giá tốt khi kinh tế khởi sắc và hạ tầng các dự án dần hoàn thiện, đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc.
Tuy nhiên, trước tình hình giá thuê shophouse có nguy cơ giảm mạnh, giá trị shophouse có thể chững lại trong thời gian tới.
Về lâu dài, VARS cho rằng với tiềm năng của ngành bán lẻ cùng mức tăng trưởng hai chữ số không ngừng suốt hơn một thập kỷ vừa qua, shophouse vẫn là một trong những phương thức đầu tư tiềm năng.
Khác với tình hình vắng vẻ tại các dự án khu dân cư vừa và nhỏ, hoặc còn thưa thớt, tình hình thuê shophouse tại các khu dân cư mới với quy mô lớn tương đối sôi động.
Chẳng hạn, tại các dự án ở cụm khu dân cư xã Phước Kiển - Nhà Bè (TP.HCM) với hàng loạt dự án có lượng cư dân đông đúc ổn định, các căn shophouse đang đã được lấp đầy chỉ trong vài tháng trở lại đây.
Tương tự, tại các trung tâm thương mại, với không gian rộng rãi và tiện lợi cho nhiều trải nghiệm, từ vui chơi, ăn uống, giải trí... cũng nhanh chóng nhộn nhịp trở lại sau giai đoạn thành phố phong tỏa vì dịch bệnh.
VARS chỉ ra ba yếu tố cần cân nhắc khi quyết định đầu tư vào phân khúc shophouse. Thứ nhất là cộng đồng cư dân, khách hàng tiềm năng phải đủ lớn. Lượng khách hàng phải đến từ khu dân cư của shophouse và lân cận.
Thứ hai là điều kiện giao thông thuận tiện. Điều này giúp các căn shophouse thu hút lượng khách vãng lai, những người sử dụng ô tô hoặc xe máy để mua sắm, ăn uống.
Thứ ba là hạ tầng dịch vụ đa dạng và các tiện ích hạ tầng đầy đủ.
-
Sau cuộc tháo chạy ồ ạt, phố Hàn ở Phú Mỹ Hưng đã “vui” trở lại
CafeLand – Tình hình kinh doanh trên các tuyến đường thuộc khu phố Hàn Quốc tại Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) đã trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi các mặt bằng cho thuê tại đây lần lượt mở cửa trở lại.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...