Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước quyết định việc lựa chọn tư vấn thẩm tra theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm tư vấn thẩm tra có năng lực, kinh nghiệm, phát huy tối đa hiệu quả và tiết kiệm trong công tác thuê tư vấn thẩm tra.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 5, Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc có tổng mức đầu tư lớn, có yêu cầu cao về thiết kế, công nghệ.
Từ kinh nghiệm cũng như thực trạng đầu tư một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM trong thời gian vừa qua cho thấy, có nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, như hướng tuyến, phương án thiết kế sơ bộ, tổng mức đầu tư, công nghệ sử dụng, khả năng bảo đảm an toàn khai thác, vận hành...
Trong khi đó, thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước là đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thẩm định theo hình thức kiêm nhiệm, nên không có đủ thời gian, cũng như kinh nghiệm trong việc thẩm định các nội dung yêu cầu chuyên môn sâu về kỹ thuật, công nghệ của dự án.
Do đó, cần thiết phải thuê tư vấn có chuyên môn, kinh nghiệm thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả đầu tư dự án.
Theo kết quả nghiên cứu của UBND TP. Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ hồi giữa tháng 9/2020, tuyến metro số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc gồm 6,5 km đi ngầm, 2 km đi trên cao và 29,93 km đi trên mặt đất.
Dự án đi qua địa phận các quận: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; các huyện: Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.
Dự kiến, tuyến sẽ khai thác khoảng 25 - 40 đoàn tàu gồm 4 - 6 toa, vận tốc thiết kế 120 km/h và 90 km/h đối với các đoạn đi ngầm; thời gian chờ tàu vào khoảng 3,3 phút.
Theo đề xuất của UBND TP. Hà Nội, dự án có tổng mức đầu tư ước khoảng 65.404 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng 24.844 tỉ đồng, chi phí thiết bị 16.629 tỉ đồng dự kiến được sẽ đầu tư một lần, không thực hiện phân kỳ đầu tư.
Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự án sẽ được khởi công vào năm 2022 và đưa vào vận hành, khai thác trong năm 2026.
-
Hà Nội dừng nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị số 2
Công tác chuẩn bị đầu tư tuyến tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình phải tạm dừng triển khai theo hình thức BT...







-
Hà Nội tính kích hoạt tiềm năng bãi sông: Được dựng nhà, mở vườn sinh thái, làm du lịch trải nghiệm
Hà Nội đang xây dựng một bước đột phá mới trong quản lý và khai thác quỹ đất bãi sông, bãi nổi - những khu vực tưởng chừng chỉ dành cho nông nghiệp thuần túy bằng cách đề xuất cơ chế cho phép phát triển đa mục đích như nông nghiệp sinh thái, du lịch,...
-
3 điểm đến chiến lược sẽ làm nên diện mạo mới cho du lịch Hà Nội
Ba Vì – Phố cổ – Hương Sơn được chọn làm trọng điểm phát triển, kết nối di sản và trải nghiệm hiện đại tại Hà Nội.
-
Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên 10 làn xe
Nhà đầu tư kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép lập đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên quy mô 10 làn xe theo phương thức đối tác công - tư (PPP).