Làm 6 cầu vượt hoặc hầm chui, đảm bảo giao thông thông suốt
Theo Báo Lao động, cơ quan chức năng TP.HCM vừa công bố, thành phố sẽ triển khai 6 công trình hạ tầng giao thông lớn tại các nút giao trọng điểm của tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn. Các công trình bao gồm cầu vượt hoặc hầm chui tại các điểm giao cắt quan trọng, nhằm tách dòng phương tiện, giải quyết triệt để tình trạng kẹt xe.
TP.HCM đặt mục tiêu khởi công dự án ngay trong năm 2025 và hoàn thành trong năm 2026, để kịp thời đồng bộ với tuyến Vành đai 3 TP.HCM
Cụ thể, đoạn 15,3km được đầu tư bắt đầu từ khu du lịch Thủy Châu (giao đường ĐT743A) và kết thúc tại nút giao Bình Chuẩn. Trên đoạn này, các nút giao cắt quan trọng với đường ngang sẽ được ưu tiên làm cầu vượt hoặc hầm chui, mặt cắt ngang mỗi cầu/hầm rộng từ 2 đến 4 làn xe. Đồng thời, các hạng mục phụ trợ như đường gom, vỉa hè, thoát nước… cũng sẽ được đầu tư đồng bộ.
Đoạn đường 15,3km này không chỉ là một phần trùng với dự án Vành đai 3 mà còn đóng vai trò "xương sống giao thông" của Bình Dương, khi kết nối loạt khu công nghiệp lớn như Mỹ Phước, VSIP, Sóng Thần… đến TP.HCM, sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng lớn ở khu Đông.
Được biết, toàn tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn có chiều dài gần 64km, do Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư, kết nối từ huyện Bến Cát (Bình Dương) đến TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Tuyến đường này có tính chất giao thông – logistics – công nghiệp và hiện đang gánh chịu áp lực rất lớn từ lượng xe tải, xe container ra vào hàng ngày.
Đồng bộ với 4 gói thầu lớn thuộc Vành đai 3
Hiện tại, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM đang triển khai song song 4 gói thầu lớn thuộc dự án Vành đai 3, với tổng chiều dài khoảng 11km. Các gói thầu này bao gồm: Nút giao Tân Vạn; Nút giao Bình Chuẩn; Đoạn từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn; Cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn.
Các công trình này đều được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trong năm 2026, cùng thời điểm với đoạn 15,3km của Mỹ Phước – Tân Vạn để tạo nên trục giao thông hoàn chỉnh, kết nối mạnh mẽ vùng Đông Nam Bộ.
Việc chọn hình thức đầu tư BOT trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn là giải pháp hợp lý để thu hút vốn xã hội hóa. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là cần minh bạch về phí BOT, vị trí trạm thu phí, để tránh lặp lại những xung đột như đã từng xảy ra tại nhiều dự án BOT trước đây.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng từng khuyến nghị cần có chính sách đặc thù cho BOT hạ tầng trọng điểm, như bảo đảm thời gian thu phí, lãi suất vay ưu đãi và hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nước để nhà đầu tư yên tâm triển khai.
-
TP.HCM đầu tư gần 600 tỷ đồng xây nút giao mới, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Nam
TP.HCM đang từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông tại cửa ngõ phía Nam với việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hoàn chỉnh nút giao giữa cao tốc Bến Lức – Long Thành và Quốc lộ 50, thuộc địa bàn huyện Bình Chánh.
-
Cận cảnh tuyến cao tốc “huyết mạch” kết nối TP.HCM với miền Tây sắp được mở rộng lên 6 - 8 làn xe
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là một trong những trục giao thông quan trọng kết nối TP.HCM với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc mở rộng tuyến cao tốc này không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng mà còn tạo ra cú hích lớn cho sự phát triển kinh tế và bất động sản của khu vực.
-
Phó Thủ tướng nói gì về kiến nghị mở rộng đường Mỹ Phước – Tân Vạn lên 8 làn xe?
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn có chiều dài 15,3km, quy mô 6 làn xe đi trùng với hướng tuyến của đường Vanh đai 3 TP.HCM. Để khai thác hiệu quả tuyến đường này, tỉnh Bình Dương kiến nghị cho mở rộng quy mô lên 8 làn xe.








-
Dự án thép Nam Kim Phú Mỹ sau 2 lần tăng vốn lên 6.200 tỷ, dự kiến hoạt động vào đầu năm 2026
Nam Kim có lần thứ 2 tăng vốn đầu tư cho dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ. Dự án này được triển khai tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương với quy mô 1,2 triệu tấn/năm, thực hiện đến năm 2027....
-
TP.HCM sắp đầu tư 2 tuyến metro đi trên cao trị giá gần 100.000 tỷ đồng
TP.HCM chuẩn bị đầu tư gần 100.000 tỷ đồng để xây dựng 2 tuyến metro đi trên cao dài hơn 50km, kết nối với khu vực Bình Dương cũ.
-
TPHCM: Các khu công nghiệp kỳ vọng thu hút 21 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới
Trong giai đoạn 2025 - 2030, các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt khoảng 21 tỷ USD.