28/09/2023 2:51 PM
Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN vừa kết thúc tại tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc ngày càng quan tâm đến việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Môi trường kinh doanh tương đối ổn định của Việt Nam và lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp từ lâu đã đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu trong khu vực. Ảnh: AFP

Theo South China Morning Post (SCMP), số lượng các nhà sản xuất Trung Quốc chờ đợi để hỏi về việc chuyển nhà máy sang Việt Nam là chưa từng có tại hội chợ thường niên của các doanh nghiệp Đông Nam Á vừa kết thúc.

Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc kinh doanh của Khu công nghiệp Deep C của Việt Nam, vẫn còn hơn chục khách hàng Trung Quốc tiềm năng đang chờ cô đặt câu hỏi sau buổi kết nối kinh doanh kéo dài một giờ với hơn 300 người tham dự.

“Thực sự đã có nhiều sự quan tâm hơn từ các doanh nghiệp Trung Quốc kể từ năm ngoái”, bà Nga nói tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN kéo dài 4 ngày. “Sự quan tâm đặc biệt bùng nổ trong năm nay, sau đại dịch”, bà Nga cho hay.

Bà Nga là đại diện cho một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam tham dự tại sự kiện. Hơn 2.000 doanh nghiệp từ 10 thành viên ASEAN và Trung Quốc đã tham dự diễn đàn thường niên này, trong đó nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Bà Nga cho biết, một nửa trong số khoảng 30 khách hàng Trung Quốc – bao gồm các nhà sản xuất hóa chất, điện tử và tấm pin mặt trời – mới gia nhập Deep C kể từ năm 2022.

“Chúng tôi đang mong đợi sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư tham gia”, bà Nga nói và cho biết thêm rằng có thêm 7 đến 8 nhà đầu tư Trung Quốc sẽ chuyển đến vào cuối năm nay.

Môi trường tương đối ổn định của Việt Nam và lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp – lớn thứ ba trong số tất cả các quốc gia châu Á – từ lâu đã biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu trong khu vực, SCMP cho hay.

Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 vào Việt Nam vào năm 2022 và Mỹ vẫn là nhà đầu tư lớn nhất, theo số liệu thống kê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cung cấp.

Tuy nhiên, đối với nhiều công ty Trung Quốc đang muốn chuyển dịch sang Đông Nam Á, chi phí vẫn là mối quan tâm hàng đầu.

Khánh Chi
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.