Năm 2022, nhiều ngành nghề có kết quả kinh doanh không đạt mục tiêu đặt ra khiến triển vọng về cổ tức gần như vô vọng.
CTCP Đầu tư Thương mại SMC đặt kế hoạch có lãi trở lại trong năm 2023 và không trả cổ tức cho năm vừa qua
Mới đây, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 22/4 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong năm 2023, SMC đặt kế hoạch tiêu thụ dự kiến 1 triệu tấn với doanh thu đạt 20.350 tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh nghiệp này đặt mục tiêu có lãi trong năm 2023 với lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 150 tỷ đồng.
Được biết, SMC ghi nhận doanh thu năm 2022 đạt 23.181 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 651,83 tỷ đồng, giảm 172,3%.
Ban lãnh đạo SMC cho biết, năm 2022 có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh không thuận lợi. Cụ thể, lợi nhuận gộp giảm mạnh do giá thép giảm liên tục và kéo dài trong khi nhu cầu tiêu thụ chậm, nhiều mặt hàng kinh doanh dưới giá vốn.
Về chính sách cổ tức, SMC lên kế hoạch cổ tức 10% cho năm 2022 nhưng do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi và không đạt kế hoạch đã đề ra, HĐQT SMC quyết định trình cổ đông việc không trả cổ tức năm vừa qua.
Cũng theo tài liệu Đại hội cổ đông, SMC dự kiến chi trả cổ tức ở mức 5% bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu.
Liên quan đến SMC, mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã có công văn nhắc nhở Ðầu tư Thương mại SMC về việc chậm công bố thông tin Nghị quyết HĐQT thông qua hợp đồng, giao dịch với bên liên quan.
“CTCP Đầu tư Thương mại SMC đã chậm công bố thông tin và nhắc nhở đề nghị nghiêm túc tuân thủ các quy định trên thị trường chứng khoán”, HoSE nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 20/3, HoSE cũng đã có thông báo bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đối với cổ phiếu của CTCP Ðầu tư Thương mại SMC. Theo đó, 73,6 triệu cổ phiếu SMC vào diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BTCT hợp nhất kiểm toán năm 2022 là con số âm.
-
Hòa Phát của ông Trần Đình Long họp cổ đông, lý giải việc không chia cổ tức cho hơn 160.000 cổ đông
Ông Trần Đình Long cho biết Hòa Phát đang dành toàn bộ nguồn lực để làm dự án Dung Quất 2, do đó cần giữ lại toàn bộ lợi nhuận của năm 2022 để bổ sung nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-
Hòa Phát, Hoa Sen, SMC… và rủi ro từ công nợ với công ty bất động sản
Bất chấp đà phục hồi của giá thép, bức tranh tài chính các doanh nghiệp thép có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các chủ đầu tư dự án bất động sản gặp khó khăn dòng tiền và công nợ khó đòi có thể phát sinh.
-
Hơn 160.000 cổ đông Hòa Phát sẽ không được chia cổ tức bằng tiền mặt
Hòa Phát sẽ giữ lại toàn bộ 8.402 tỷ đồng lợi nhuận của năm 2022 để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm vừa qua.
-
Áp lực đẩy nhanh tiến độ đầu tư công sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thép?
Việt Nam đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hoàn thiện hạ tầng giao thông. Điều này không chỉ tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho ngành thép - lĩnh vực chủ chốt trong cung cấp vật liệ...
-
Ông chủ Hoa Sen Lê Phước Vũ vừa rót hàng trăm tỷ vào một công ty sản xuất ống thép tại Hà Nam
Tập đoàn Hoa Sen tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Hoa Sen Hà Nam lên 300 tỷ đồng, nhằm mở rộng sản xuất và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-
Một “ông lớn” ngành thép vừa báo tin vui lớn cho cổ đông ngay sát Tết
Thép Nam Kim đã phân phối hơn 52 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 20% để tăng vốn điều lệ. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu NKG sẽ được nhận về 20 cổ phiếu mới.