Câu hỏi đặt ra là biến thể mới Omicron có thể tác động tới thị trường nhà ở hay không? Nếu có, mức độ ảnh hưởng sẽ ra sao?
Trước hết, Omicron có thể là bài toán khó đối với toàn cầu, khi vắc-xin và kháng thể chưa chắc đã hiệu quả. Giám đốc điều hành của hãng Moderna cho biết vắc-xin của hãng này chưa chắc có thể chống lại Omicron mạnh mẽ như từng làm với biến thể Delta. Trong khi đó, Regeneron nói rằng phương pháp điều trị bằng kháng thể của công ty này có thể cần cải tiến để chống lại Omicron tốt hơn.
Nếu những lo lắng trên trở thành sự thật, các chuyên gia bất động sản tin rằng Omicron có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nhà ở hiện nay, gây ảnh hưởng đến lãi suất thế chấp, và cuối cùng khiến giá mua nhà và thuê nhà cao hơn ở nhiều khu vực. Nhưng sẽ phải mất vài tuần trước khi các nhà khoa học tìm hiểu được cách thức mà vắc-xin, kháng thể và phương pháp điều trị chống lại Omicron.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có những phản ứng khá gay gắt đối với tin tức về Omicron. Thị trường nhà ở có thể ít chịu tác động hơn từ sự xuất hiện của biến thể này, nếu suy luận dựa trên những phản ứng từng thấy trong các đợt dịch trước.
Nhà kinh tế trưởng Danielle Hale của Realtor.com tin rằng Omicron có thể kéo dài các xu hướng nhà ở đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch. Nguồn cung có thể sẽ vẫn khan hiếm, giá sẽ ở mức cao nhưng tốc độ tăng của hai yếu tố này sẽ chậm lại.
Mặt khác, thị trường nhà ở không còn “nóng bỏng tay” như trước. Nhiều người mua và nhà đầu tư chờ đợi làn sóng dịch qua đi, tương tự như với biến thể Delta trước đó, bên cạnh việc nền kinh tế đã được chuẩn bị tốt hơn. Do đó, sẽ ít có nguy cơ tghị trường ngừng hoạt động rồi tăng vọt trở lại một cách điên cuồng như từng xảy ra sau các làn sóng dịch đầu tiên.
Những tác động đối với người mua và người bán nhà
Norman Miller, giáo sư bất động sản và tài chính tại Đại học San Diego, cho biết: “Omicron có thể khiến một số người mua nhà không thể trả thế chấp và phải bán tháo, hoặc những người dự định mua nhà rút lui vì không đủ tiền thanh toán khả trả trước và đáp ứng các điều kiện vay thế chấp. Nhưng đại dịch không còn là một điều mới mẻ và quá trình mua bán nhà đã có những điều chỉnh cần thiết suốt 2 năm qua”.
“Chúng ta đã có thời gian để đưa vào vận hành các chuyến thăm qua nhà ở và các phương pháp tiếp thị mới. Nỗi sợ hãi của thị trường về mặt tiếp cận khách hàng đã được giải quyết phần nào”, ông nói thêm.
Trong khi đó, Omicron có thể thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là trong trường hợp nó được xác định nguy hiểm hơn so với các biến thể trước đó. Người dân sẽ quay trở lại làm việc tại nhà và các văn phòng tiếp tục bị bỏ trống với tỷ lệ cao. Họ cũng sẽ thoải mái với việc sống ở ngoại ô và di chuyển vào thành phố để mua được nhà rộng rãi hơn và hợp với túi tiền hơn. Từ đó, khiến giá nhà tại một số khu vực mà người dân có nhu cầu cao như ngoại ô có thể tăng lên.
Lãi suất vay thế chấp có thể bị ảnh hưởng
Biến động lớn trên thị trường nhà nằm ở lãi suất. Lãi suất chạm đáy trong năm qua đã giúp bù đắp cho việc giá nhà tăng mạnh, khiến các khoản thanh toán hàng tháng với người mua trở nên khả thi hơn trong bối cảnh thu nhập bị cắt giảm. Lãi suất có thể tăng trở lại, tuy nhiên nỗi sợ trước các biến thể mới có thể khiến các ngân hàng trung ương điều chỉnh mức tăng lãi suất vừa phải hoặc thấp hơn so với dự đoán.
Lãi suất tăng lên có thể khiến nhu cầu mua nhà chậm lại, bởi nhiều người không đủ khả năng mua các căn nhà ở phân khúc giá cao do với mức thanh toán quá lớn. Bên cạnh đó là các nguy cơ từ tình trạng lạm phát cao ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, bao gồm cả ngành bất động sản và mức chi tiêu cũng như thu nhập hộ gia đình.
Tiến ra ngoại ô hay quay lại thành phố?
Khi bắt đầu đại dịch, nhiều người dân có đủ khả năng mua những căn hộ nhỏ ở các thành phố lớn lại bỏ tiền sở hữu những ngôi nhà lớn hơn ở vùng ngoại ô. Nhưng khi vắc-xin phổ biến và tỷ lệ nhập viện và tử vong ngày càng giảm, một số người đã trở lại thành phố, khiến giá mua nhà và thuê nhà dần hồi phục.
Không rõ liệu Omicron có thể làm lệch tiến trình này và biến các khu vực đô thị đông đúc trở nên kém hấp dẫn hơn một lần nữa hay không. Nhưng chí ít, nó trì hoãn việc trở lại văn phòng và trường học tại nhiều quốc gia và khu vực, kéo theo đó là sự đình trệ trong việc người dân quay về các thành phố.
Một số cư dân thành phố thậm chí có thể sở hữu song song một căn hộ nội đô và một hoặc vài căn hộ ven đô để thuận tiện cho công việc và cuộc sống. Điều này khiến thị trường ven đô dần ổn định và không còn tăng trưởng nóng như trước đây. Tuy vậy, những ngôi nhà có diện tích lớn tại các khu vực ven đô sẽ vẫn thu hút nhiều sự quan tâm của giới giàu có như một hình thức đầu tư và tích lũy tài sản an toàn hơn trong bối cảnh lạm phát.
-
3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2022
Năm 2021 là một năm thị trường bất động sản tăng trưởng nóng và thiếu bền vững do các tác động tiêu cực của Covid-19. Bước sang năm 2022, câu chuyện của ngành bất động sản sẽ có nhiều thay đổi, trong đó 3 yếu tố là các gói kích thích kinh tế, sự tích cực của nhà đầu tư nước ngoài và sự chuyển mình của nhà đầu tư trong nước sẽ tạo ra những khác biệt rõ rệt.
-
Giới đầu tư tiếp tục đặt niềm tin vào thị trường bất động sản trong năm 2022
Dù lo sợ đại dịch sẽ khiến việc giá bất động sản đi xuống, đa phần các nhà đầu tư đều thể hiện niềm tin vào tương lai của thị trường trong năm 2022.
-
Ngày 23/12: Hội thảo trực tuyến "Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022"
Chiều ngày 23/12/2021 sắp tới, CafeLand sẽ tổ chức buổi Hội thảo trực tuyến qua hệ thống Zoom, livestream trên kênh Youtube và Fanpage CafeLand với chủ đề "Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022"....
-
5 câu hỏi lớn của ngành bất động sản trong năm 2022
Năm 2022 đặt ra nhiều bài toán mà ngành bất động sản cần tìm lời giải, xoay quanh các vấn đề về biến đổi khí hậu, xu hướng làm việc tại nhà, dòng vốn, proptech và đại dịch.