Ảnh minh hoạ
Theo ông Thomas Rooney – Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Công nghiệp Savills Hà Nội, việc sáp nhập các đơn vị hành chính không đơn thuần là thay đổi về mặt địa giới, mà còn mang theo mục tiêu tinh gọn bộ máy, giảm phân mảnh trong quy hoạch và tăng sức cạnh tranh giữa các địa phương. Việc này có thể mở toang cánh cửa để hình thành những hệ sinh thái công nghiệp – đô thị tích hợp, đồng bộ và chuyên sâu, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội cho địa phương trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Cụ thể, khi các tỉnh mở rộng địa giới, quỹ đất mới sẽ được bổ sung, là tiền đề để quy hoạch các khu công nghiệp quy mô lớn, hiện đại hơn. Sự thiếu hụt đất công nghiệp tại các khu vực công nghiệp truyền thống có thể được giải tỏa, nhường chỗ cho những tổ hợp chuyên biệt như khu công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, bán dẫn hoặc linh kiện điện tử.
Theo ông Rooney, khi các địa phương phối hợp chặt chẽ về quy hoạch sau sáp nhập, không chỉ cơ sở hạ tầng được bổ trợ lẫn nhau, mà còn giúp nâng tầm về mặt quản lý, từ đó gia tăng khả năng thu hút các chuỗi cung ứng toàn cầu...
Trong quá trình chuyển đổi đó, "với bất động sản công nghiệp, lĩnh vực cần sự rõ ràng trong quy hoạch và thủ tục thì đây là thời điểm vàng để chuẩn hóa hệ thống quản lý", ông Rooney nhận định.
Một trong những tác động đáng kể mà doanh nghiệp không thể bỏ qua là lực lượng lao động. Việc sáp nhập tỉnh có thể thay đổi kế hoạch cư trú, giao thông đi lại và hệ thống đăng ký hành chính của người lao động. Nếu được chuẩn bị tốt, đây sẽ là cơ hội để quy hoạch lại mạng lưới cung ứng lao động trên quy mô liên tỉnh.
Đặc biệt, nếu quá trình sáp nhập song hành với đầu tư hạ tầng, từ các tuyến vành đai, sân bay, cảng biển cho đến hạ tầng số thì các khu công nghiệp sẽ không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý. Doanh nghiệp có thể tiếp cận lao động và logistics từ nhiều nơi hơn, với chi phí thấp hơn.
Trong dài hạn, những vùng đất “mới nổi” nhưng có quy hoạch bài bản sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp mới, cạnh tranh trực tiếp với những nơi cũ vốn đã quá tải và chi phí đắt đỏ.
Chuyên gia Savills cho rằng, với doanh nghiệp, đây là lúc cần “đi trước một bước”: cập nhật thông tin, xây dựng quan hệ với chính quyền mới và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất linh hoạt.
Về phía cơ quan quản lý, ông Rooney nhấn mạnh vai trò tối quan trọng của truyền thông rõ ràng, minh bạch và liên tục. Đặc biệt, cần chủ động lắng nghe doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà đầu tư nhỏ, những đối tượng dễ bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi.
Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh đang được xem là một trong những cải cách hành chính có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến không gian phát triển của Việt Nam trong thập kỷ này. Với bất động sản công nghiệp, đây không chỉ là cơ hội mở rộng về quỹ đất mà còn là cơ hội nâng tầm quy hoạch, quản lý và thu hút vốn đầu tư chiến lược.
“Với tầm nhìn dài hạn và sự đồng bộ quyết liệt, sáp nhập tỉnh sẽ là cú hích giúp bất động sản công nghiệp Việt Nam vươn lên trở thành mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Thomas Rooney kết luận.
-
Đột phá bất động sản công nghiệp: Việt Nam tạo sóng lớn thu hút đầu tư toàn cầu
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng, với sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền sản xuất giá trị gia tăng thấp sang hướng phát triển công nghệ cao. Khi ngành sản xuất điện tử, xe điện, bán dẫn, và các lĩnh vực công nghệ đang ngày càng thịnh vượng, cơ hội vàng để Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn chưa bao giờ rõ ràng như hiện tại.
-
Quảng Ninh đang đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp với kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới vào năm 2025, bao gồm KCN Đông Triều, KCN phía Bắc Sân bay Vân Đồn, KCN Hải Hà (giai đoạn 2) và mở rộng KCN Đông Mai.
-
Liên tục thành lập dự án vốn khủng, điều gì đang xảy ra với bất động sản công nghiệp tại Nam Định?
Ngày 20/2/2025, UBND tỉnh Nam Định đã công bố quyết định thành lập ba Cụm công nghiệp (CCN) chiến lược Hợp Hưng, Yến Châu và Kim Thái, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh với tổng vốn đầu tư lên đến gần 2.500 tỷ đồng.








-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...
-
Chính thức có bảng danh mục, mã số của 34 tỉnh thành, 3.321 cấp xã mới
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2025/QĐ-TTg về Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
-
Danh sách 29 Thuế cơ sở và 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM từ 1/7
Vừa qua, Cục Thuế đã công bố 29 Thuế cơ sở tại TP.HCM kèm theo Quyết định 1377/QĐ-CT ngày 30/6/2025; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM kèm theo Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 ngày 27/6/2025....