VEC là một trong những đơn vị đầu tư phát triển đường cao tốc lớn nhất Việt Nam với 5 dự án trị giá hơn 10 tỉ USD
Tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, năm 2011 Bộ GTVT đã nâng cấp Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thành Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM).
Việc thành lập CIPM được Bộ GTVT kỳ vọng là đầu mối trong việc thu hút vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến cao tốc. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã có nhiều khó khăn để tiếp tục duy trì và phát triển mô hình này nên Bộ GTVT đã lập Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban QLDA Mỹ Thuận và sáp nhập CIPM về VEC.
Đối với CIPM, do hiện nay còn nhiều nội dung công việc phải tiến hành nên Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ để bàn giao nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi… của CIPM cho HĐTV VEC tiếp tục triển khai.
Sau lễ ký kết, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long sẽ tiếp tục khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để hoàn tất thủ tục sáp nhập đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành, đảm bảo hoàn thành công việc sáp nhập trước ngày 30/6/2021.
Trước đó, ngày 8/3/2021, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã ký ban hành Quyết định số 62 về việc sáp nhập Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long vào Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Theo đó, thời gian hoàn thành công việc sáp nhập trước ngày 30/6/2021.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC được thành lập vào ngày 6/10/2004 theo Quyết định số 3033 của Bộ GTVT. Ngày 4/12/2004, VEC chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. VEC có 3 công ty con, gồm: Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường cao tốc Việt Nam (VEC Services); Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (VEC E); Công ty cổ phần Vận hành và Bảo trì đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M). VEC là một trong những đơn vị đầu tư phát triển đường cao tốc lớn nhất Việt Nam với 5 dự án trị giá hơn 10 tỉ USD, gồm: Cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành. Năm 2008, Bộ GTVT đã bàn giao VEC cho Uỷ ban quản lý vốn của nhà nước và từ ngày 29/9/2019, theo Nghị định 131 VEC chính thức về Ủy ban Quản lý vốn của Nhà nước. CIPM Cửu Long được Bộ GTVT thành lập năm 2011 với mức vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận là nòng cốt của công ty mẹ. Hai đơn vị bảo trì đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam là Công ty TNHH MTV Quản lý và Sửa chữa cầu đường 715 và Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ là công ty thành viên. Ngoài 2 đơn vị thành viên nói trên, CIPM Cửu Long còn góp 10% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần BT20 - Cửu Long, doanh nghiệp dự án đại diện các nhà đầu tư quản lý thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn km0+000 ÷ km123+105,17 trên địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức hợp đồng BT. Năm 2017, Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương kết thúc mô hình thí điểm và chấm dứt hoạt động của Tổng công ty, đồng thời quyết định thành lập PMU Mỹ Thuận trực thuộc Bộ GTVT. Bộ này cũng đề nghị Thủ tướng cho chuyển một phần tài sản của CIPM Cửu Long sau khi kết thúc mô hình thí điểm (chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp) sang Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận. Ngày 26/8/2020, PMU Mỹ Thuận được thành lập theo Quyết định số 1311 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, CIPM Cửu Long từng được Bộ GTVT kỳ vọng là đầu mối trong việc thu hút vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến cao tốc trọng yếu ở phía Nam. Tuy nhiên, sau gần 9 năm, hoạt động của CIPM Cửu Long không được như kỳ vọng khi để lỡ hầu hết các mục tiêu đề ra; chưa tham gia đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và chưa thực hiện được nhiệm vụ vay lại vốn vay thương mại. |
-
Vì sao Tổng công ty Cửu Long bị 'khai tử' để trả lại tên Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận?
Sau khi sáp nhập Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long) vào Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), ngày 3/2, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức tái lập Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Ban QLDA) sau 7 năm xoá sổ.
-
Kinh tế Việt Nam năm 2024: Nhiều điểm sáng ấn tượng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng ấn tượng với tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 786 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng ...
-
Năm 2024, thương mại Viêt Nam - Indonesia tăng trưởng nhanh, hướng đến mục tiêu 18 tỷ USD
Năm 2024 đã khép lại với nhiều điểm sáng tích cực trong quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiếp tuc tăng trưởng nhanh, hướng gần đạt mục tiêu kim ngạch song phương 18 tỷ USD vào năm 2028, theo Thươn...
-
UOB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 là 7%
Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 lên 7%, thay vì mức 6,6% trước đó.