'Khai tử' CIPM Cửu Long
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, CIPM Cửu Long được thành lập vào năm 2011 với mô hình sáp nhập Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (thành lập năm 1994) là nòng cốt của công ty mẹ và lấy 2 đơn vị bảo trì đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam là Công ty TNHH MTV Quản lý và Sửa chữa cầu đường 715 và Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ làm công ty thành viên.
Ngoài 2 đơn vị thành viên nói trên, CIPM Cửu Long còn góp 10% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần BT20 - Cửu Long, doanh nghiệp dự án đại diện các nhà đầu tư quản lý thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 theo hình thức hợp đồng BT.
Việc thành lập CIPM Cửu Long cũng như VEC được Bộ GTVT kỳ vọng là đầu mối trong việc thu hút vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến cao tốc. Số vốn điều lệ của CIPM Cửu Long là 1.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 7 năm thành lập, hoạt động của CIPM Cửu Long không được như kỳ vọng, đáng chú ý, vốn điều lệ chưa được cấp đủ (thực tế vốn điều lệ được cấp đến nay là 136/1.500 tỷ đồng (đạt khoảng 9%); chưa tham gia đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và chưa thực hiện được nhiệm vụ vay lại vốn vay thương mại.
Thông tin trong Báo cáo tài chính cập nhật tại ngày 31/12/2017, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của tổng công ty này là hơn 147 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển (2 tỷ đồng), quỹ hỗ trợ phát triển (1,1 triệu đồng) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (9 tỷ đồng).
Trong khi quy mô tổng tài sản lại đạt tới 32.195 tỷ đồng, tức là gấp khoảng 219 lần. Với giá trị nợ phải trả là 32.048 tỷ đồng, CIPM Cửu Long có lẽ là doanh nghiệp nhà nước có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thuộc hạng cao nhất.
Đáng chú ý, đây cũng là doanh nghiệp đứng ta thực hiện việc "nhượng" quyền thu phí cao tốc Tp. HCM - Trung Lương cho công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc). Vụ việc này vừa đưa ra xét xử vào cuối tháng 12/2020.
"Trả lại tên Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận"
Tại sao CIPM Cửu Long không đáp ứng được kỳ vọng của Bộ GTVT? Có thể dễ dàng nhận thấy "lời hứa" vốn chủ sở hữu là 1.500 tỷ đồng trong nhiều qua đã không thành hiện thực. Doanh nghiệp này chỉ được cấp 147 tỷ đồng, một con số quá nhỏ khi đơn vị đang nắm giữ nhiều dự án cao tốc hàng chục nghìn tỷ đồng.
Ngay cả khi cấp đủ 1.500 tỷ đồng thì số vốn trên cũng không đủ mức vốn đối ứng tại 1 dự án nghìn tỷ mà CIPM Cửu Long đang quản lý. Điều đó lý giải vì sao vai trò "ông chủ" - Chủ đầu tư của CIPM Cửu Long ngày càng mờ nhạt mà thay vào đó chỉ là quản lý và tư vấn quản lý dự án. Vì thế, việc xoá sổ CIPM Cửu Long được coi là tất yếu.
Ngày 3/2, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chính thức thành lập lại Ban QLDA Mỹ Thuận với nòng cốt nhân lực là CIPM Cửu Long. Như vậy, sau 9 năm "khai tử" Ban QLDA Mỹ Thuận đã "sống lại" với... tên cũ.
Trao đổi với VietnamFinance, ngày 4/2, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết: Sau khi thành lập lại Ban QLDA Mỹ Thuận, phần giá trị tài sản và nhân sự còn lại của CIPM Cửu Long không còn đủ điều kiện, chỉ tiêu xếp hạng của doanh nghiệp nên cần thiết chuyển giao phần giá trị tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp doanh nghiệp này về VEC - đơn vị có chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh tương đồng.
“Riêng CIPM Cửu Long chính thức chấm dứt sự tồn tại theo Luật Doanh nghiệp về sáp nhập doanh nghiệp”, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
Theo quyết định bổ nhiệm nhân sự, Bộ GTVT bổ nhiệm ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc CIPM Cửu Long giữ chức Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận; ông Phan Duy Lai, Phó Tổng giám đốc CIPM Cửu Long giữ chức Phó Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận; ông Diệp Bảo Tuấn, Phó Tổng giám đốc CIPM Cửu Long giữ chức Phó Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận.
Chủ tịch HĐTV CIPM Cửu Long giữ chức Tổng Giám đốc VEC Ở một chiều hướng khác, Hội đồng thành viên của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Quang - thành viên Hội đồng thành viên của VEC, giữ chức Tổng Giám đốc VEC trong thời hạn 5 năm, bắt đầu từ 1/2/2021. Ông Phạm Hồng Quang, sinh năm 1973, là thạc sỹ kỹ thuật cầu đường và đã từng có thời gian dài làm việc tại VEC trước khi về công tác tại công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM), cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Trước đó, ngày 25/1/2021, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm có thời hạn, nhiệm kỳ 5 năm đối với ông Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cửu Long CIPM. |
-
‘Không loại trừ tình trạng nhóm đầu cơ mua đi bán lại đẩy giá bất động sản’
Lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, nguyên nhân của tình trạng giá bất động sản tăng nóng, ảo dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc là có bàn tay của đầu cơ.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).