07/09/2011 2:51 AM
Hiện nay, ở Việt Nam, thạch cao cho sản xuất xi măng, sản xuất tầm trần, tầm tường chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài trong khi thạch cao nhân tạo sản xuất từ chất thải nhà máy nhiệt điện lại bỏ phí. Hệ thống khử lưu huỳnh vừa thu được thạch cao có chất lượng tốt vừa giảm ô nhiễm môi trường.

Sản xuất thạch cao từ chất thải nhà máy nhiệt điện

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo số liệu ước tính của Bộ Xây dựng, nhu cầu sử dụng thạch cao cho sản xuất xi măng năm 2010 khoảng 2,5 triệu tấn và dự kiến đến năm 2020 con số này lên đến 4,5 đến 5 triệu tấn. Hiện nay, thạch cao dùng cho sản xuất xi măng hầu hết là nhập khẩu từ Lào, Malaisia, Trung Quốc, Thái Lan.

Các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đã sản xuất thạch cao từ việc sử dụng hệ thống khử lưu huỳnh FDG được thải ra từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất. Giải pháp này vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa thu được thạch cao đảm bảo chất lượng để làm tấm trần, tấm tường và nguyên liệu sản xuất xi măng.

Hiện nay, ở Việt Nam cũng có một số nhà máy đã áp dụng hệ thống FDG nhưng thạch cao thu được chưa đạt chất lượng về độ tinh khiết, độ ẩm. Vì thế, để hệ thống FDG vận hành đạt hiệu quả, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại hơn.

Tường Vy
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.