Theo Viện Gang thép Đông Nam Á (SEAISI), sản lượng thép thô ở Đông Nam Á có thể tăng 90,8 triệu tấn vào năm 2026, đạt 162,6 triệu tấn. Theo đó, mức tăng trưởng sản lượng thép thô của khu vực này được đóng góp bởi các thị trường thép hàng đầu như Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Hiện nay, các nhà máy sản xuất thép lớn đang đẩy mạnh đầu tư, mở rộng công suất để chiếm lĩnh thị trường trong bối cảnh nguồn cung thép ở châu Âu đang bị thiếu hụt trầm trọng.
Sản lượng thép ASEAN đạt 162,6 triệu tấn vào năm 2026
Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát đang đầu tư dự án Dung Quất 2 với công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép/năm. Sau Dung Quất 2, Hòa Phát sẽ nghiên cứu đầu tư nhà máy thép mới với công suất 6 triệu tấn/năm. Như vậy, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn, ngang với nhu cầu tiêu thụ thép hiện tại của Việt Nam.
Tương tự, trong năm 2022, Nam Kim sẽ triển khai xây dựng dự án nhà máy mới có tổng mức đầu tư 4.500 tỉ đồng. Điều này đồng nghĩa tổng công suất của Nam Kim sau khi nhà máy mới đi vào hoạt động được nâng lên hơn 2.2 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, dự án nhà máy thép Wenan Steel trị giá 3,1 tỷ USD của Malaysia với công suất 5 triệu tấn/năm dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 cũng sẽ góp phần nâng sản lượng thép thô ở khu vực Đông Nam Á tăng lên đáng kể.
Với sự gia tăng năng lực sản xuất thép, các nhà máy sản xuất thép ở Đông Nam Á sẽ chuyển từ lò điện hồ quang sang tuyến lò cao - lò oxy cơ bản (BF-BOF).
Do đó, dòng chảy thương mại có thể thay đổi với việc cung cấp thêm quặng sắt và than cốc cho ASEAN, trong khi các sản phẩm thép bán thành phẩm và phế liệu có thể tìm đường đến Trung Quốc khi nước này chuyển sang các công nghệ sản xuất thép "xanh hơn" như lò điện hồ quang.
Trong bối cảnh sản lượng thép tăng, thị trường này đang đối mặt với tình trạng dư cung trong tương lai và khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn các sản phẩm thép.
-
Doanh nghiệp muốn xây nhà máy thép gần 50.000 tỉ đồng của ai, năng lực rao sao?
Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn nửa năm, nhưng Công ty cổ phần Thép Vina Roma Quảng Trị vừa đề xuất đầu tư dự án nhà máy gang thép có tổng vốn đầu tư gần 50.000 tỉ đồng. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về năng lực của doanh nghiệp này.