Tiến độ hiện tại sân bay Long Thành - Ảnh TTXVN.
Đến thời điểm hiện tại, hạng mục đường băng số 1 đã hoàn thành, sẵn sàng cho bay hiệu chuẩn, rút ngắn tiến độ tới 3 tháng so với kế hoạch ban đầu. Gói thầu sân đỗ máy bay và khu cung cấp nhiên liệu cũng đáp ứng tiến độ yêu cầu, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
Nhà ga hành khách cũng đang được đẩy nhanh thi công. Dự kiến trong tháng 6/2025, nhà thầu sẽ hoàn tất việc lợp mái khu trung tâm, đảm bảo kín nước để triển khai lắp đặt thiết bị bên trong. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines đã hoàn thành thiết kế cơ sở cho hạng mục hangar (khu sửa chữa, bảo dưỡng máy bay), đang trong quá trình chuẩn bị khởi công vào tháng 6. Vietjet Air cũng đồng thời triển khai thiết kế và lựa chọn nhà thầu để đẩy nhanh phần việc của mình.
Gói thầu 4.8, bao gồm thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và thiết kế chi tiết hệ thống giao thông nội cảng và hạ tầng kỹ thuật, hiện là gói lớn nhất của dự án với hơn 20.000 đầu việc. Các nhà thầu đang tập trung tối đa nhân lực, thi công ngày đêm để đảm bảo tiến độ.
Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những sân bay hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á, công suất thiết kế giai đoạn 1 đạt 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Theo Ban quản lý dự án sân bay Long Thành, ngoài tiến độ dự án sân bay cơ bản hoàn thành xây dựng, cũng cần sớm nhất mở rộng các tuyến giao thông kết nối chính từ TP.HCM đến sân bay Long Thành, đặc biệt là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo quy hoạch, giao thống kết nối đi/đến sân bay Long Thành bằng 2 phương thức là đường bộ và đường sắt, bao gồm 5 tuyến đường bộ và 3 tuyến đường sắt.
Các tuyến giao thông đường bộ gồm: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Long Thành, Vành đai 4 TP.HCM.
Về đường sắt, gồm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam đi từ ga Thủ Thiêm tới Long Thành; tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-Long Thành dự kiến trình các cấp có thẩm quyền trong năm 2025; đường sắt đô thị.
Tại cuộc kiểm tra thực địa dự án ngày 20/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tái khẳng định mục tiêu không thay đổi là toàn bộ các hạng mục chính của công trình phải cơ bản hoàn thành trong năm 2025, đưa vào vận hành thương mại trong nửa đầu năm 2026. Đồng thời, sân bay xong thì các dự án giao thông kết nối cũng phải xong.
-
Diễn biến mới tại tuyến đường sắt chạy 120km/h kết nối TP.HCM với sân bay Long Thành
HĐND tỉnh Đồng Nai nhất trí để TP.HCM làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành. Tuyến đường sắt này có chiều dài khoảng 42km, tốc độ thiết kế 120km/h với tổng mức đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD.
-
Cao tốc 17.000 tỷ nối khu du lịch Hồ Tràm với sân bay Long Thành ấn định ngày khởi công
Tại buổi làm việc chiều 3/5 với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu ở Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ quan trọng: khởi công tuyến cao tốc kết nối khu du lịch Hồ Tràm với sân bay quốc tế Long Thành vào dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.
-
Đường băng sân bay Long Thành sẵn sàng bay hiệu chuẩn
Ngày 27/4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã hoàn thành và vận hành thử nghiệm thành công hệ thống đèn hiệu đường cất hạ cánh số 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), sẵn sàng phục vụ cho công tác bay hiệu chuẩn trước ngày 30/4.








-
Sắp được nhìn thấy máy bay cất cánh ở sân bay Long Thành?
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết hạng mục nhà ga hành khách sân bay Long Thành sẽ hoàn thiện phần xây dựng trước 31/12/2025, hoàn thiện nghiệm thu, chạy thử toàn bộ các hệ thống trước tháng 6/2026....
-
Kiến nghị liên quan khu đất hơn 81ha bố trí tái định cư dự án sân bay Long Thành
Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục trình điều chỉnh dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành để xử lý đối với diện tích đất phân khu III, Khu tái định...
-
Sân bay Long Thành cần gì để được như Changi, Suvarnabhumi?
Long Thành phải quy hoạch đồng bộ hạ tầng và thể chế đủ mạnh nếu muốn sân bay Long Thành phát triển như Changi, Suvarnabhumi và trở thành động lực kinh tế vùng.