Việc cải tạo và xây dựng nhà tái định cư là một trong những chủ trương tốt của thành phố nhằm tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định cuộc sống. Thế nhưng sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, yếu kém trong khâu quản lý ở các khu tái định cư vẫn đang là “vấn nạn” khá nhức nhối.

Ảnh minh họa.
Búc xúc chất lượng nhà ở?

Trong quá trình di chuyển các khu dân cư sang nơi ở mới tại các khu tái định cư luôn nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc giữa chủ đầu tư và người dân mà nổi lên là vấn đề chất lượng nhà ở. Theo khảo sát của PV tại một số khu tái định cư nhưng Đồng Tàu (Quận Hoàng Mai), Nam Trung Yên (Quận Cầu Giấy), sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng để khiến người dân nơi đây khá bức xúc. Hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, vỉa hè, cầu thang máy... đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng.

“Chúng tôi đã làm đơn đề nghị ban quản lý tòa nhà sửa chữa, khắc phục nhưng thang máy vẫn quá nhỏ, hệ thống cầu thang thoát hiểm thiếu ánh sáng, không đạt tiêu chuẩn về diện tích. Đấy là chưa kể trần nhà thì bị thấm dột, nứt và bong tróc từng mảng gây nguy hiểm tới tính mạng”, - anh Duy Hòa, một cư dân tại đây cho hay.


Một số người dân khác cũng phản ánh, các khu tái định cư mới cơ bản chỉ đáp ứng được nhu cầu điện, nước của người dân. Và còn khá nhiều những bất cập mà họ đã đề nghị được giải quyết nhưng không được. Chẳng hạn như trường học, chợ, trung tâm y tế, các tổ dân phố hay đoàn thể để tổ chức những buổi hội họp văn hóa cho khu nhà cũng không có. Thậm chí, ngay cả việc quy hoạch trường lớp cũng không được quan tâm đúng mức. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo thường bỏ học vì phải đi quá xa, với học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở, cha mẹ rất vất vả đưa đón các em đi học trái tuyến ở những nơi khác.


Các khu nhà tái định cư chưa được quy hoạch chi tiết, đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật chưa gắn liền với hạ tầng xã hội, việc quy hoạch của các khu tái định cư cũng chưa đáp ứng được kế hoạch lâu dài của công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Việc phân bổ các địa điểm tái định cư chưa đáp ứng được yêu cầu bố trí, sắp xếp lại dân cư hợp lý...


Hơn nữa, việc bố trí các khu tái định cư xa nơi ở cũ còn khiến nhiều cư dân bị tách xa địa bàn mưu sinh, không có việc làm, không còn nguồn nhu nhập hoặc đi làm, di chuyển bất tiện gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt.


Buông lỏng quản lý

Vấn đề nổi cộm trong xây dựng nhà tái định cư là khâu GPMB. Trong lúc nhiều dự án dài cổ chờ nhà tái định cư để thực hiện GPMB, thì tiến độ GPMB một số dự án trọng điểm chậm hơn nhiều so với kế hoạch, khiến cho rất nhiều căn hộ đã giới thiệu cho các chủ đầu tư không được đưa vào khai thác, sử dụng, dẫn tới sự xuống cấp của các tòa nhà. Sau đó thì nhà nước phải bỏ kinh phí để sửa chữa, bảo hành. Không chỉ ảnh hưởng tiến độ chung, việc dự án kéo dài còn dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần tổng mức đầu tư cũng như nhiều vấn đề phức tạp khác do giá cả nguyên vật liệu liên tục tăng.


Trong khi đó, có nhiều đơn vị tham gia xây dựng nhà nhà tái định cư nhưng lại thiếu cơ chế và đầu mối quản lý rõ ràng nên không thể kiểm kê chính xác số căn hộ, diện tích. Việc kiểm kê quỹ nhà đã xây dựng xong, sẽ xong và đã bàn giao cũng chưa có. Chính vì vậy, việc cân đối, đối chiếu số vốn bỏ ra và quỹ nhà cùng số vốn thu hồi lại từ những hộ mua nhà tái định cư chưa thể thực hiện được.


Một số chủ đầu tư dự án xây dựng nhà tái định cư còn không chịu thực hiện bàn giao nhà cho thành phố. Chủ đầu tư chỉ xây dựng công trình, sau đó bàn giao cho Công ty Quản lý và phát triển nhà quản lý, vận hành mà hầu như không chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng công trình suốt quá trình sử dụng. Khi người dân “kêu cứu” về chất lượng thì các đơn vị này lại lấy lý do là không có kinh phí…


Cùng với đó, do nhu cầu bố trí nhà gấp để phục vụ GPMB nên phải đưa dân vào sử dụng nhà sớm trong khi dự án chưa hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, làm ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt, gây bức xúc cho người dân.


Phải thừa nhận rằng, việc xây dựng không đồng bộ, chủ yếu chỉ chú trọng làm nhà ở còn các dịch vụ khác đều không được quan tâm phần lỗi lớn là do sự thiếu chặt chẽ trong quản lý xây dựng; thủ tục bàn giao quỹ nhà còn quá rườm rà phức tạp; các dự án đều giao nhà trước rồi thu tiền sau dẫn đến chậm thu hồi vốn. Trong khi đó, người dân luôn đòi hỏi một không gian sống tốt nhưng chính bản thân họ lại có tâm lý “canh chung không ai bỏ muối”, không giữ vệ sinh chung khiến cảnh quang nhếch nhác. Điều này vô hình trung đã làm chất lượng sống của chính họ chịu ảnh hưởng lớn.
Theo Thảo Nguyên (Tầm Nhìn)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland