Loại bê tông này chứa những sợi polyme dày bằng sợi tóc người, thường được sử dụng trong vỏ xe, đan lại với nhau để ngăn chặn vết nứt lan tỏa trong bê tông.
Thay vì bị bẻ cong và có thể đổ về một phía có lực tác động lớn sau khi có vết nứt như các loại bê tông thông thường, bê tông này sẽ làm cho tòa nhà vững chắc hơn nếu chúng bị rung chuyển bởi động đất và vẫn bình thường nếu có một trận động đất với cường độ lớn tác động.
Công ty Kajima đã mất 10 năm nghiên cứu "bê tông linh hoạt” và sản phẩm đã được giới thiệu vào năm 2003, nhưng cho đến nay loại bê tông này chỉ mới chiếm 0,1% thị trường bê tông Nhật Bản, một phần do giá thành của nó cao gấp 10 lần bê tông thông thường.
Nhật Bản là đất nước thường xuyên hứng chịu các trận động đất, chiếm 20% số trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ Richter trên thế giới.
-
Bê tông hóa các điểm du lịch: Báo chí lên tiếng, Thủ tướng giao Bộ xử lý
CafeLand - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh Lào Cai, Quảng Nam, Kiên Giang, Khánh Hòa và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý thông tin báo chí nêu về việc bê tông hóa các điểm du lịch đang trở thành "hội chứng".
-
Kinh nghiệm trên thế giới về xử lý lượng khí thải CO2 khổng lồ của bê tông
Bê tông là vật liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong khi xi măng - thành phần quan trọng trong bê tông - đã định hình phần lớn môi trường xây dựng của chúng ta, nó cũng có một lượng lớn khí thải carbon được thải ra môi trường. Theo tổ chức nghiên cứu Chatham House, xi măng là nguồn gây ra khoảng 8% lượng khí thải CO2 trên thế giới.
-
“Khối bê tông” Park Vista trước nguy cơ bị thu hồi vì chủ đầu tư sai phạm chi chít
CafeLand – Dự án căn hộ Park Vista (huyện Nhà Bè, TP.HCM) vẫn đang là khối bê tông nham nhở, ngừng thi công trong khi chủ đầu tư là Công ty TNHH DV TM SX XD Đông Mê Kông bị phát hiện hàng loạt sai phạm.