Sáng 25/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã chính thức đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự với với 439 đại biểu tham gia biểu quyết, có 429 đại biểu tán thành bằng 89,75%, 8 đại biểu không biểu quyết, 2 đại biểu không tán thành.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ 1/7/2025.
Như vậy, Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, gồm: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; gián điệp; phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; vận chuyển trái phép chất ma túy; tham ô tài sản; nhận hối lộ; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.
Phiên họp Quốc hội sáng 25/6. Ảnh: Phạm Thắng
Giải trình ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Bộ luật Hình sự là đạo luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý trong quản lý xã hội, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của tổ chức, của Nhà nước và của công dân.
Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi hành, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi lớn về mọi mặt nên quy định của Bộ luật Hình sự đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập.
Đồng thời, thời gian qua, Đảng, nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đòi hỏi phải kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách này vào Bộ luật Hình sự nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phục vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự ở thời điểm hiện tại là cần thiết.
Về bỏ hình phạt tử hình tại một số tội danh, có ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu để có thể giảm hình phạt tử hình ở một số tội danh khác trong BLHS hiện hành; Có ý kiến tán thành bỏ hình phạt tử hình đối với tội "Tham ô tài sản, "Nhận hối lộ" nhằm phù hợp với xu hướng cải cách tư pháp, xu thế chung của thế giới và tăng khả năng thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
Có ý kiến nhất trí với việc thu hẹp hình phạt tử hình đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý, tuy nhiên cần phải có hướng dẫn cụ thể về đối tượng thực hiện hành vi (độ tuổi, hành vi cố ý hay vô ý), quy định cụ thể mức định lượng xử lý để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện hiệu quả…
Phù hợp với xu hướng chung của thế giới
Tiếp thu, giải trình về những ý kiến đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Ninh nêu rõ, việc Chính phủ đề xuất giảm số lượng tội danh có hình phạt tử hình nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về thu hẹp hình phạt tử hình, trên cơ sở kế thừa tinh thần thu hẹp dần hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự qua các lần sửa đổi, bổ sung.
Tại Bộ luật Hình sự năm 1985 có 44 tội có hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự năm 1999 còn 29 tội có hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 còn 22 tội có hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ còn 18 tội có hình phạt tử hình.
Trong lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất bỏ 8 tội danh có hình phạt tử hình trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ; khả năng khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; Căn cứ kết quả tổng kết công tác thi hành Bộ luật Hình sự, nhiều tội danh có quy định về hình phạt tử hình nhưng không áp dụng trên thực tế thời gian qua.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hiện nay, xu hướng về việc giảm hình phạt tử hình trong quy định của pháp luật cũng như thực tế thi hành trên thế giới là phổ biến. Trong 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc chỉ còn hơn 50 quốc gia quy định về hình phạt tử hình.
Vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh, việc bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh như trong dự thảo luật đã trình Quốc hội là phù hợp trong điều kiện nước ta hiện nay, một mặt vẫn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời đáp ứng được tiến trình tiếp tục thu hẹp hình phạt tử hình, cũng như yêu cầu hợp tác, mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển đất nước.
Riêng đối với tội "Tham ô tài sản" và "Nhận hối lộ", sau khi bỏ hình phạt tử hình, nhằm bảo đảm thu hồi tài sản, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: "Người bị kết án tù chung thân về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ chỉ có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn".
-
Hôm nay xét xử phúc thẩm ông Trịnh Văn Quyết sau khi khắc phục đủ 2.500 tỷ đồng
Sau 2 lần tạm hoãn, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC) và các đồng phạm. Đến nay, ông Quyết đã nộp khắc phục 2.500 tỷ đồng
-
Vụ án liên quan ông Tất Thành Cang: Các bị can đã tham ô hàng tỉ đồng như thế nào ?
Trong vụ án liên quan ông Tất Thành Cang, cơ quan điều tra vừa tiếp tục đề nghị truy tố 20 bị can, trong đó ông Nguyễn Văn Minh bị đề nghị truy tố tội 'tham ô tài sản'.
-
Cư dân chung cư An Lạc: Tố cáo Trưởng Ban Quản trị tham ô quỹ bảo trì tòa nhà
Hàng trăm hộ dân tại chung cư An Lạc, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh vừa có đơn tố cáo ông Phạm Công Dũng -Trưởng Ban Quản trị (BQT) nhiệm kỳ 2011 - 2013 và 2014 - 2016 có dấu hiệu tham ô quỹ bảo trì tòa nhà với số tiền gần 1,1 tỷ đồng.







-
Chậm chuyển đổi xanh, doanh nghiệp logistics Việt nguy cơ bị loại khỏi sân chơi
Logistics xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu không chuyển nhanh, doanh nghiệp logistics Việt sẽ bị loại khỏi sân chơi.
-
Hơn 5,2 tỷ USD kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong nửa đầu năm 2025
Tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời phản ánh sự ổn định của dòng kiều hối trong thời gian qua, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2....
-
Hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Chiều 16/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp ông Fung Wai Ka Thomas, Giám đốc Công ty Cơ sở hạ tầng CCC và ông Lai Rong Huo, Chủ tịch Tập đoàn Hero Thâm Quyến.