Thép nhập khẩu ồ ạt vào trong nước
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền kiến nghị của VSA, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền và kết quả giải quyết các kiến nghị trước 28/7 tới đây.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu kiến nghị xây dựng quy định quản lý chất lượng thép trong nước và nhập khẩu
Trước đó, Hiệp hội thép Việt Nam đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ về những diễn biến phức tạp của thị trường thép trong thời gian gần đây.
Theo VSA, thép là mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn, lại là ngành công nghiệp cốt lõi, xương sống, do vậy chất lượng thép tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Tiêu thụ trong nước lao dốc, xuất khẩu khó trong khi sản phẩm nhập khẩu ùn ùn khiến các doanh nghiệp thép lao đao.
Hiệp hội này cho biết, sản xuất thép của cả nước đạt hơn 13,1 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng bán hàng thép thành phẩm đạt 12,5 triệu tấn, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng xuất khẩu sau nửa đầu năm đạt gần 3,9 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Giá trị xuất khẩu thép đạt 3,45 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, 5 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 4,6 triệu tấn với trị giá hơn 3,93 tỷ USD, giảm 12,3% về lượng và giảm gần 30% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thép thành phẩm của cả nước trong giai đoạn này đạt khoảng 4,38 triệu tấn với trị giá hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10% về lượng và giảm 16,2% về trị giá so với cùng kỳ 2022.
Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu hơn 220.000 tấn thép với thâm hụt thương mại 480 triệu USD. Đáng kể là lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng mạnh trở lại.
Doanh nghiệp thép trong nước lo bị bóp nghẹt
Sản xuất thép trong nước lao đao khi nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh và hàng nhập khẩu vẫn không giảm
VSA cho biết, hiện các quốc gia trên thế giới đang tăng cường áp dụng triệt để các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Các rào cản kỹ thuật được áp dụng rõ ràng tại các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh...
Cụ thể, các sản phẩm khi xuất khẩu sang các quốc gia này đều được yêu cầu có chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu. Mục tiêu của các giấy phép là ngăn chặn lượng nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, tăng cường kiểm soát với thép nhập khẩu.
Trong khi đó, gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%. Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ, các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, ống thép, thép dự ứng lực… đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào.
Đồng thời, các sản phẩm thép cũng không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 theo quyết định của Bộ Công Thương nên không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Do vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam không có quy trình kiểm tra chất lượng như các quốc gia khác. Điều này dẫn đến thép nhập khẩu đa dạng về chủng loại, chất lượng, chưa được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, chưa có sự kiểm soát về chất lượng và chủng loại.
Hiệp hội thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ bốn nhóm giải pháp. Thứ nhất: Xem xét xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó thép nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam trước khi nhập khẩu. Thứ hai: Tăng cường điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để hạn chế sản phẩm thép cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước. Thứ ba: Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu. Thứ tư: Các bộ ngành tăng cường công tác cảnh báo, dự báo xu thế thị trường hàng hóa, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của sản xuất trong nước. |
-
Nắm tới 55% thị phần toàn cầu, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới sắp gặp khó vì lý do này!
Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sớm đạt mức cao nhất trong 8 năm, trước khi làn sóng thuế quan lan rộng kéo ngành công nghiệp này đi xuống vào năm 2025.
-
Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á… hưởng lợi ra sao khi tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm?
Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34,27% và Hàn Quốc là 19,25%....
-
Loại THÉP CHẤT LƯỢNG CAO từ sản xuất ô tô tới đồ gia dụng đều cần có nhu cầu tới 13 triệu tấn/năm
Thép cuộn cán nóng (HRC) sản xuất trong nước 8,6 triệu tấn nhưng nhu cầu thị trường nội địa đang cần tới 13 triệu tấn/năm. Dư địa thị trường rất lớn, nhưng hiện ngoài Formosa, đến nay chỉ có Hòa Phát tham gia vào cuộc đua này....