Dự án di dời ga đường sắt là công trình trọng điểm của Đà Nẵng. Theo quy hoạch trước đây, dự án này thực hiện ở 2 phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực tài chính nên dự án này đã treo đến 16 năm. Mới đây, UBND thành phố đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố.
Văn phòng Chính phủ sau đó đã có Phiếu chuyển gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị xem xét, xử lý đề xuất của UBND thành phố Đà Nẵng. Với đề xuất của UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ Giao thông nhận đinh đây là một giải pháp phù hợp và sớm triển khai mục tiêu xây dựng đô thị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao qua khu vực thành phố.
Do đó, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị Thủ tướng chấp thuận giao UBND thành phố là cơ quan chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.
Lối thoát cho dự án hơn 12.300 tỉ đồng
Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng là một trong những “dự án treo” kéo dài suốt 16 năm qua khiến cho người dân chịu nhiều thiệt thòi.
Theo kế hoạch mới nhất, UBND TP Đà Nẵng cho biết, dự án “Di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị” dự kiến chia làm 2 tiểu dự án và các hợp phần nhỏ với tổng mức đầu tư (tạm tính) là 12.363 tỉ đồng (đã bao gồm dự phòng 20%).
Tiểu dự án 1 gồm 3 hợp phần, tổng mức đầu tư (tạm tính) là 10.236 tỉ đồng. Trong đó, hợp phần 1 là “Di dời ga đường sắt Đà Nẵng” do Bộ GTVT chủ trì, có tổng mức đầu tư tạm tính 5.350 tỉ đồng.
Ga đường sắt Đà Nẵng hiện tại (đường Hải Phòng, phường Tân Chính, quận Thanh Khê) sẽ được di dời ra vị trí mới (dự kiến là khu vực phường Hòa Khánh, quận Liên Chiếu) với quy mô dự kiến: Xây dựng tuyến đường sắt mới khổ 1.000mm dài khoảng 29km; Xây dựng ga đường sắt Đà Nẵng mới với chức năng như ga Đà Nẵng hiện tại; Xây dựng 01 nhà ga hành khách chính và các ga hàng hóa; Xây dựng các công trình vượt sông, đường bộ, đường sắt và các công trình phụ trợ khác có liên quan.
Hợp phần 2 là “Phát triển đô thị khu vực nhà ga cũ và xung quanh nhà ga mới” do UBND TP Đà Nẵng chủ trì với tổng mức đầu tư tạm tính 830 tỉ đồng. Dự kiến ga hiện trạng sẽ được quy hoạch theo hướng tích hợp, tăng cường các tiện ích đô thị cho khu vực trung tâm TP.
Đầu tư các cơ sở hạ tầng đô thị xung quanh nhà ga mới theo hướng phát triển tích hợp nhằm cải thiện hạ tầng đô thi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cường đường sắt với khu vực công nghiệp, đường cao tốc... và tăng cường kết nối giao thông với trung tâm TP.
Hợp phần 3 là “Tái phát triển đô thị hành lang tuyến đường sắt hiện trạng” do UBND TP Đà Nẵng chủ trì với tổng mức đầu tư tạm tính 2.350 tỉ đồng. Dự kiến xây dựng trục giao thông chính để kết nối các khu vực, đồng thời là tuyến vận tải công cộng trong tương lai; tái phát triển đô thị hai bên hành lang tuyến đảm bảo mỹ quan, hiện đại; đầu tư xây dựng các khu tái định cư để phục vụ cho nhu cầu tái định cư của hợp phần và của dự án.
Tiểu dự án 2 là đền bù giải tỏa phục vụ dự án “Di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị” do UBND TP Đà Nẵng chủ trì, gồm các việc: tổ chức triển khai công tác đền bù giải tỏa và tái định cư theo quy định tại khu vực nhà ga cũ, nhà ga mới và hành lang tuyến đường sắt hiện trạng. Tổng mức đầu tư tạm tính của tiểu dự án này là 2.400 tỉ đồng (sử dụng nguồn vốn ngân sách TP Đà Nẵng).
-
Lập và vận hành Trung tâm Tài chính TP.HCM, Đà Nẵng trong 2025
Chính phủ nêu mục tiêu thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng trong năm 2025.
-
Đà Nẵng đón 13 doanh nghiệp bán dẫn và vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD
Năm 2024, Đà Nẵng ghi nhận sự bứt phá ngoạn mục với việc thêm 5 công ty thiết kế vi mạch đầu tư vào thành phố, nâng tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực này lên 13 đơn vị. Đây là bước tiến quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm công nghệ cao hàng đầ...
-
Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 400ha ở Đà Nẵng
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh (TP. Đà Nẵng) quy mô hơn 400 ha.