Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có chỉ đạo liên quan đến đề nghị của Bộ GTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT).

Cụ thể, văn bản chỉ đạo nêu rõ sau khi HĐND tỉnh Đồng Nai quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc phạm vi dự án, Bộ GTVT cập nhật hoàn thiện nghiên cứu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo đúng quy định.

Đồng thời gửi Hội đồng thẩm định nhà nước để có ý kiến kết luận rõ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi phù hợp với quy định của pháp luật và đủ điều kiện để quyết định chủ trương đầu tư theo đúng quy định.

Năm 2021, Ban quản lý dự án Thăng Long đã gửi tờ trình với Bộ GTVT về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần 1 đoạn Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1 (thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương).

Theo đó, cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp.HCM - Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận xã Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7km về phía Bắc (tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Km59+594, giao cắt với QL20 tại Km69+400, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 59,6km được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, trong đó phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m), vận tốc khai thác 80km/h.

Đơn vị nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT) có tổng vốn đầu tư hơn 6.600 tỉ đồng.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.