Hình minh họa
Theo CTTĐT Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có văn bản chỉ đạo liên quan đến tiến độ triển khai dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, đẩy nhanh tiến độ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành, hoàn thành báo cáo thẩm định, trình Chính phủ trước ngày 30/9/2023.
Giao Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo hoàn thành hồ sơ bổ sung, hoàn thiện dự án theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Giao Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Xây dựng, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo khẩn trương có ý kiến thẩm định, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sau khi cáo báo cáo thẩm định dự án, giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án, hoàn thành trước ngày 3/10/2023..
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) (Dự án) có chiều dài khoảng 128,8 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Phước (101 km) và tỉnh Đắk Nông (27,8 km).
Cao tốc này có quy mô đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, chiều rộng nền đường 24,75m, thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô quy hoạch được duyệt (quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m).
Về hướng tuyến, điểm đầu tuyến từ Km1915+900 của Quốc lộ 14, tại đây tuyến đi về hướng bên trái Quốc lộ 14 thuộc xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông.
Điểm cuối tuyến từ điểm giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, xây dựng đoạn tuyến mở mới dài khoảng 2km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
Theo tính toán của UBND tỉnh Bình Phước, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 25.540 tỉ đồng.
Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 4.640 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị khoảng 16.608 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 996 tỷ đồng; chi phí dự phòng 2.484 tỉ đồng...
Với tổng mức đầu tư 25.540 tỷ đồng, UBND tỉnh Bình Phước đề xuất phần vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án tối đa là 12.770 tỷ đồng (tương ứng 50% tổng mức đầu tư), trong đó tỉnh Bình Phước bố trí 3.000 tỷ đồng, tỉnh Đắk Nông bố trí 635 tỷ đồng; ngân sách trung ương bố trí 8.770 tỉ đồng.
Với phần vốn còn lại sẽ do nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp (bao gồm cả việc hoàn trả chi phí chuẩn bị dự án theo quy định của Luật Đầu tư PPP), trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 15%, vốn vay chiếm 85% tổng mức đầu tư.
Việc lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án thành phần 1 được UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.
Liên quan đến dự án này, tháng 5/2023, nhà đầu tư lập đề xuất dự án án gồm liên danh gồm hai ông lớn Vingroup và Techcombank đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án theo phương thức PPP.
Theo phương án đề xuất của liên danh này, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành sẽ có một số điều chỉnh như mở rộng quy mô đoạn qua TP. Đồng Xoài lên 8 làn xe, xây dựng đường kết nối, các trạm dừng nghỉ…
Với những điều chỉnh trên, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 29.274 tỉ đồng, trong đó vốn tham gia của doanh nghiệp là 14.637 tỉ đồng, nửa còn lại là vốn Nhà nước.
-
Chỉ đạo mới của Phó Thủ tướng về cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành nhận chỉ đạo từ Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2025.
-
Bắt giám đốc công ty bất động sản tự ý phân lô, bán dự án khi chưa đủ điều kiện
Dự án khu nhà ở tại Bình Phước chỉ mới được duyệt chủ trương đầu tư, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa xin phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã tự ý phân lô rao bán, thậm chí xây nhà trái phép....
-
Quy định mới về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Bình Phước từ ngày 29/10/2024
Quyết định số 30/2024/QĐ/UBND ngày 15-10 của UBND tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh....
-
Bình Phước yêu cầu công trình từ 9 tầng trở lên phải dùng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung
Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên tại Bình Phước phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung (VLXKN) trong tổng số vật liệu xây. Trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn....