Theo ông Đinh Văn Nhã, đầu tư hạ tầng, nhất là ngân sách lo việc bố trí, duy tu bảo dưỡng các công trình có thể tăng gấp đôi để đảm bảo chất lượng, thậm chí 10 năm tới có thể tăng gấp 4 -5 lần.
Đánh giá về tình hình đầu tư hạ tầng hiện nay, ông Nhã nói: “Mức phí duy tu bảo dưỡng đến năm 2019 cần đảm bảo hơn 12.000 tỉ đồng, nhưng hiện tại mới chỉ đáp ứng được 40%”.
Phó Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Quốc hội đánh giá cao vai trò của nhà đầu tư tư nhân trong đầu tư hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, theo vị này, có 3 rủi ro mà các nhà đầu tư tư nhân có thể gặp phải khi tham gia BOT.
Một là rủi ro điều chỉnh quy hoạch. Đây là chính sách thử nghiệm để triển khai các dự án BOT. Theo đó, quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch quốc gia, quy hoạch kết cấu hạ tầng là quy hoạch con để quy hoạch mạng lưới đồng bộ. Về vấn đề này, ông Nhã cho rằng, chúng ta có chiến lược nhưng chưa tốt.
Ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Quốc hội.
Lấy ví dụ, nếu thực hiện tập trung cao tốc Bắc Nam, ai sẽ đi quốc lộ 1 khi công trình này mới đưa vào sử dụng và cải tạo mới 3-4 năm. Để BOT được tư nhân đầu tư, thì kết cấu hạ tầng, quy hoạch phải đảm bảo công khai, có như vậy họ mới lường được rủi ro. Nhà đầu tư nước ngoài theo đó nhìn vào cách quy hoạch nên không dám vào. Quy hoạch đôi khi không đi vào cuộc sống sẽ tạo sự rủi ro lớn.
Thứ hai là rủi ro về giá cung cấp dịch vụ hạ tầng. Nhận thức xã hội coi đó là khoản phí đường bộ. “Tôi rất thông cảm khi Bộ Giao thông đã chuyển từ trạm thu phí sang thu giá. Xã hội cần phải chấp nhận trả phí cao hơn khi giá đường bộ tốt hơn. Sẽ là rủi ro thường trực khi cứ dựng trạm thu phí thì người dân áp lực và gây ra áp lực xã hội. Đầu tư quan trọng giá hoàn vốn, nhân dân không chấp nhận giá dịch vụ cao hơn. Ai sẽ dám đầu tư? Trong khi lãi vay trả thôi đã khó rồi”, ông Nhã nói.
Thứ ba theo ông Nhã là quy hoạch chến lược phát triển kinh tế dài hạn không đi vào cuộc sống hoặc đổ vỡ vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Theo đó các dự án đi trước như kết cấu hạ tầng (đường sá, sân bay,...) sẽ gặp rủi ro và bị ảnh hưởng, qua đó làm giảm doanh thu.
“Tôi nhận thấy Nhà nước cần minh bạch nhiều vấn đề từ tính toán xác định giá dịch vụ hạ tầng, làm được điều này còn nhiều cản trở nhưng lại là nền tảng để giải quyết vấn đề”, ông Nhã đề nghị.
Nhà đầu tư tư nhân tham gia sẽ đối mặt với 3 rủi ro lớn.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tính toán sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật, phục vụ cho xây dựng, trong đó có xây dựng đầu tư hạ tầng. “Chúng ta đang trong nền kinh tế thị trường, nhưng lại áp dụng cách tính từ cuối năm 90, căn cứ xác định mức chi phí hợp lý lại ở mức cơ chế kế hoạch tập trung hơn là gắn với thị trường”, ông Nhã nói. Đồng thời kỳ vọng Chính phủ, Quốc hội tạo ra môi trường pháp lý tốt hơn, để có môi trường, thể chế cho nhà đầu tư tư nhân PPP, BOT trong đầu tư kết cấu hạ tầng tương lai. Không để xảy ra tình trạng đầu tư bất chấp rủi ro, đầu tư như "thiêu thân" trong 10 – 20 năm vừa qua.
Có hai vấn đề cần quan tâm, một là xây dựng hệ thống pháp luật, hai là xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay trong 5 lĩnh vực GTVT, đường bộ đáp ứng 70-72%, còn khoảng 30% là 4 lĩnh vực còn lại. Đối với cơ cấu đầu tư, 90% nguồn vốn đầu tư dành cho đường bộ, 10% dành cho các lĩnh vực còn lại. Chúng ta có gần 44.000km đường biển có thể khai thác nhưng cũng có nhiều bất cập và hạn chế khiến lĩnh vực GTVT đường thủy khó phát triển. Đường sắt cũng rất hạn chế, tai nạn giao thông tăng cao, vận tải chỉ chiếm 1,7%. Bên cạnh đó, có nhiều lý do khác khiến cho GTVT chậm phát triển như mỗi năm kinh phí ngành giao thôngđược duyệt chỉ khoảng 23% kế hoạch. Bộ GTVT từ 2016-2020 không được thực hiện dự án nào mới, chỉ trả nợ xây dựng cơ bản và các dự án đã hoàn thành. Hiện nay Bộ đang triển khai cao tốc Bắc - Nam 55.000 tỉ đồng, huy động 51.000 tỉ đồng từ nhà đầu tư và cả ngân hàng. Bộ đang phấn đấu quý 3- 2019 khởi công tất cả 8 dự án đầu tư BOT. Quý 2-2019 khởi công 3 dự án vốn ngân sách nhà nước. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật |
-
Thủ tướng yêu cầu công khai, minh bạch tài chính dự án BOT
CafeLand – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các dự án BOT cần bảo đảm công khai, minh bạch, có phương án tài chính đúng đắn, không đẩy chi phí đầu tư lên quá cao, thu dồn dập, mức giá không phù hợp với người dân nhưng cũng không vì thế mà đẩy khó khăn cho nhà đầu tư.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).